20
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
bảo hiểm thường xuyên diễn ra, dẫn đến trách
nhiệm và lợi ích của công ty bảo hiểm không tương
xứng. Chưa kể, việc cạnh tranh không lành mạnh
khi hạ phí bảo hiểm dưới mức an toàn, tăng hoa
hồng quá mức quy định… cũng đã làm tăng rủi ro
cho các DNBH. Nguy cơ phá sản, làm ăn thua lỗ,
không thu xếp được tái bảo hiểm, ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh là rất lớn.
Khảo sát cho thấy, do đặc thù của ngành Bảo
hiểm, các đơn bảo hiểm có hiệu lực và kết thúc tại
nhiều thời điểm khác nhau, cho nên nếu chỉ nhìn
vào các con số tài chính của một DNBH, thì khó
có thể nhận thấy hết được đầy đủ bức tranh hoạt
động kinh doanh, hiệu quả nghiệp vụ cũng như xu
thế phát triển của DN đó. Ví dụ, một tỷ lệ tổn thất
của ô tô là 50%, nếu được hiểu theo nghĩa thông
thường là trong năm tài chính này, giả sử tổng
doanh thu phí thu về là 300 tỷ đồng thì DN phải
trả tiền bồi thường cho khách hàng là 150 tỷ đồng
thì vẫn chưa đầy đủ. Thực chất, các con số đó còn
phản ánh thêm nhiều điều khác nữa. Chẳng hạn,
trong con số 150 tỷ đồng bồi thường, có nhiều vụ
đã phát sinh và thuộc các hợp đồng bảo hiểm đã
cấp và hoạch toán từ năm trước; đồng thời, ngoài
150 tỷ đồng đã chi trả, có thể còn nhiều hồ sơ bảo
hiểm đã phát sinh nhưng chưa được giải quyết và
phải được dự phòng và tính toán đầy đủ.
Bên cạnh đó, con số doanh thu phát sinh trong
năm cũng cần được tính toán phí thực hưởng để
có thể phản ánh phần doanh thu phù hợp với
thời gian hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng
bảo hiểm cấp vào tháng 12 của năm thì thực chất,
Một số dấu hiệu nhận biết rủi ro bảo hiểm
Rủi ro bảo hiểm là các rủi ro liên quan đến
khả năng một công ty bảo hiểm có thể gánh chịu
tổn thất do phí bảo hiểm thu được không đủ bù
đắp các chi phí bồi thường các sự kiện bảo hiểm.
Những rủi ro này liên quan đến tất cả các quy trình
trong một doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), mỗi
rủi ro có khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng
khác nhau. Từ rủi ro trong bảo hiểm (khai thác, dự
phòng, tái bảo hiểm); Rủi ro tài sản (thị trường, tín
dụng, thanh khoản) cho đến rủi ro trong hoạt động
(phát triển sản phẩm, bán hàng và phân phối, khai
thác, bồi thường)…
Trên thế giới, đã có nhiều tổ chức quốc tế đánh
giá, xếp hạng DN theo lĩnh vực hoạt động, trong
đó có lĩnh vực bảo hiểm như A.M.Best, Standard
& Poor’s… Các tổ chức này hoạt động một cách
khách quan, không phụ thuộc vào bất kỳ một công
ty bảo hiểm nào, hàng năm, họ căn cứ vào khả
năng tài chính, chỉ tiêu chất lượng hoạt động của
các công ty bảo hiểm ở nhiều khu vực trên thế giới
để có đánh giá, phân loại, xếp hạng cho các công
ty bảo hiểm theo một chuẩn mực quy ước. Đây là
cơ sở để khách hàng quyết định lựa chọn nên tham
gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm này hay với một
công ty bảo hiểm khác nhằm hạn chế rủi ro.
Còn ở Việt Nam, hiện nay chưa có một tổ chức
nào đánh giá chất lượng hoạt động (xếp loại, xếp
hạng) của các công ty bảo hiểm. Vì vậy nên khả
năng tài chính của DNBH Việt Nam không tương
xứng với giá trị tài sản được bảo hiểm mà vẫn nhận
HƯỚNGĐI BỀNVỮNGQUẢNTRỊ RỦI RO
TRONG KINHDOANHBẢOHIỂM
NCS. ĐỖ THU HẰNG
- Học viện Ngân hàng
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng với thị trường bảo hiểm khu vực và
quốc tế thông qua cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương hoặc song phương, với các nước
ASEAN, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản…Tuy nhiên, đến nay thị trường này còn tiểm ẩn những
nguy cơ rủi ro, bởi do năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu; tình trạng trục lợi bảo
hiểm ngày càng gia tăng…Khảo sát một số dấu hiệu nhận biết rủi ro bảo hiểm, bài viết đề xuất hướng
quản trị rủi ro bảo hiểm cho doanh nghiệp.
•
Từ khóa: Bảo hiểm, doanh nghiệp, quản trị, kinh doanh, thị trường.