TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
19
mới, các DN, đặc biệt là các DNNVV cần thiết phải
có một Giám đốc tài chính có năng lực, có tầm nhìn
dài hạn và đa năng. Điều này đòi hỏi phải tư duy
lại vai trò, quyền hạn của Giám đốc tài chính tại các
DN hiện nay. Bên cạnh đó, Giám đốc tài chính cũng
cần được trao thẩm quyền đầy đủ hơn trong lĩnh
vực mà mình quản lý. Điều này cũng đòi hỏi Giám
đốc tài chính cần nỗ lực tự hoàn thiện mình để có đủ
khả năng tiếp nhận vai trò lớn hơn, xứng tầm hơn
và chuyên nghiệp hơn.
Hai là,
nên quy định chức danh Giám đốc tài chính
trong hệ thống pháp luật. Theo các chuyên quản trị,
Việt Nam quy định chức danh Giám đốc tài chính
thông qua việc quy định một cách rõ ràng về địa vị
pháp lý, tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ. Việc có cơ
sở pháp lý sẽ tạo điều kiện cho sự phổ biến của chức
danh này và giúp khẳng định vị thế của Giám đốc tài
chính trong hoạt động của DN hơn.
Ba là,
cần phân định rõ ràng chức năng của Giám
đốc tài chính và Kế toán trưởng như là bộ phận tài
chính và bộ phận kế toán trong DN. Hai bộ phận này
phải có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng phục
vụ cho mục đích phát triển chung của DN. Tuy nhiên,
chức năng nhiệm vụ và tầm quan trọng của hai chức
danh này là hoàn toàn khác nhau. Một khi có sự phân
định rõ ràng, chắc chắn mỗi cương vị sẽ thực hiện tốt
hơn nhiệm vụ của mình, đóng góp nhiều hơn cho sự
phát triển của DN cũng như lợi ích của chủ sở hữu
và cổ đông.
Bốn là,
cần có chính sách đào tạo, tập huấn để
phát triển đội ngũ Giám đốc tài chính có trình độ
chuyên môn, kỹ năng quản lý và tầm nhìn dài hạn.
Có thể nói, trước xu thế hội nhập kinh tế ngày càng
sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới
và nhu cầu về Giám đốc tài chính đang ngày càng
gia tăng, cần có những lớp đào tạo chuyên nghiệp về
Giám đốc để nâng cao nhận thức về tài chính DN.
Bản thân các Giám đốc tài chính cũng cần chú trọng
nâng cấp kiến thức của mình hơn nhằm đáp ứng sự
phát triển của DN. Bởi một khi các DN phát triển về
quy mô thì đòi hỏi Giám đốc tài chính phải có thêm
năng lực mới và kỹ năng mới, đặc biệt là năng lực
về tham gia hoạch định và lập kế hoạch chiến lược,
sự am hiểu sâu hơn về thị trường tài chính và môi
trường kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan Lê Thành Long (2015), Giám đốc tài chính chiến lược – Xu hướng tất yếu;
2. Nguyễn Tuấn Dương, Tư duy lại vai trò của CFO trong DNNVV (2015), Infonet.vn;
3. Thanh Thương, Làm giám đốc tài chính ngày càng khó (2013), Thời báo Kinh
tế Sài Gòn;
4. Một số trang web chuyên ngành: Cfoviet.vn, pace.edu.vn, kiemtoan.com.vn…
chưa được phát huy hết tác dụng. Mức độ phân
quyền, ủy quyền cho Giám đốc tài chính vẫn còn rất
hạn h p, trong đó nguyên nhân một phần xuất phát
từ sự không muốn san sẻ quyền lực của chủ sở hữu,
một phần do chính bản thân các Giám đốc tài chính
chưa nâng tầm kiến thức để đảm đương vai trò của
mình, không nâng cấp kiến thức để đáp ứng sự phát
triển của DN. Hiện nay, ở nhiều DN, các Giám đốc tài
chính chưa có ý thức về sự chuẩn bị cần thiết cho sự
phát triển của DN, chưa tích cực tự học tập nâng cao
trình độ, còn yếu về trình độ ngoại ngữ.
Đề xuất một số giải pháp
Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều tập đoàn
kinh tế tư nhân, Giám đốc tài chính đang trở thành
một vị trí không thể thay thế. Tại các tập đoàn kinh
tế tư nhân lớn như Hoà Phát, FPT, Vingroup, Trung
Nguyên, Kinh Đô… đều có vốn góp, cổ phần chi
phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết,
ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước
với hàng ngàn cổ đông, quy mô lớn, đa sở hữu, đa
ngành nghề và hoạt động trong phạm vi rộng. Do
vậy, người có vai trò chủ sở hữu – đại diện cho công
ty m phải có năng lực quản lý tài chính ở trình độ
cao và toàn diện. Ngoài ra, những quan hệ đan xen
nhau về tài chính, yêu cầu một hệ thống các báo cáo
tài chính đồng bộ và các báo cáo tài chính hợp nhất
luôn là vấn đề khó khăn lớn ở mọi tập đoàn kinh tế.
Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cũng như quản lý
tài chính tốt cần có một Giám đốc tài chính đứng đầu
tại các tập đoàn này.
Với việc chức danh Giám đốc tài chính chưa
được sử dụng nhiều tại các DN Việt Nam đang
tạo ra lỗ hổng lớn về quản trị tài chính. Tình trạng
thiếu Giám đốc tài chính đồng nghĩa với việc thiếu
đầu mối quản lý chuyên nghiệp để đánh giá tình
hình tài chính của DN, để tránh được những rủi ro
tài chính và mang lại lợi ích to lớn cho chủ sở hữu
và các cổ đông. Trong thời gian tới, để DN Việt
Nam, đặc biệt là các DNNVV vượt qua những khó
khăn về tài chính, vạch ra chiến lược phát triển dài
hạn và bền vững, cần thiết phải có các Giám đốc
tài chính, trong đó phải tập trung vào một số giải
pháp sau:
Một là,
cần thay đổi nhận thức về vai trò, quyền
hạn của Giám đốc tài chính trong hoạt động DN.
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang có những
biến đổi sâu sắc theo hướng hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh trong nền kinh tế
đã tăng lên rất nhiều so với trước đây, môi trường
kinh doanh cũng biến đổi nhanh hơn và khó dự báo
hơn. Để thành công trong môi trường kinh doanh