Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 49

47
tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, khác với tốc độ tăng của
vốn chủ sở hữu, thì tốc độ tăng của tổng tài sản bắt
đầu thể hiện rõ rệt từ năm 2013 trở đi và giữ tốc
độ này cho đến năm 2014. Cụ thể, năm 2012, tổng
tài sản của SCB là gần 150 ngàn tỷ. Sau hai năm,
tổng tài sản của SCB đã lên tới hơn 240 ngàn tỷ.
Tương tự, trong năm 2014, tổng tài sản của HDB
cũng tăng gần 100% so với năm 2012. Như vậy, sau
sáp nhập, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân
hàng công bố, trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của các
ngân hàng SCB, SHB và HDB đã giảm về mức 3%
theo đúng quy định của NHNN. Đây là tín hiệu
tín cực cho thấy hậu sáp nhập, nợ xấu đã được
giải quyết phần nào. Cụ thể, trong năm 2014, tỷ
lệ nợ xấu theo công bố của SCB, SHB và HDB lần
lượt là 2,03%, 2,02%, 1,4%.
Sau sáp nhập, các ngân hàng phải nhận khoản
lỗ của các ngân hàng từ việc gia tăng chi phí trích
lập dự phòng để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, trong
vòng 3 năm sau đó, lợi nhuận sau thuế của các
ngân hàng đã có xu hướng gia tăng trở lại. Cụ
thể, HDB đã đạt tốc độ lợi nhuận tăng trở lại
trong năm 2014 với mức tăng hơn 250 tỷ đồng.
Tương tự, ngân hàng SCB có tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận trong năm 2014 lên tới hơn 100% với
năm 2013. Lợi nhuận sau thuế gia tăng là điều mà
các ngân hàng sau sáp nhập muốn hướng đến, tuy
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
Kết quả thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015
Kết quả của việc thực hiện đề án “Cơ cấu lại
hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -
2015” cho thấy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã kiểm soát được tình hình của các ngân hàng
thương mại cổ phần (NHTMCP) yếu kém. Trong
số các NHTMCP yếu kém được xác định từ năm
2011, đến nay NHNN đã phê duyệt và xử lý xong.
Các trường hợp tiến hành sáp nhập, hợp nhất trên
nguyên tắc tự nguyện như: SCB, Đệ Nhất, Tín
Nghĩa, Habubank, Đại Á, Maritime, MDB. Một vài
trường hợp NHNN áp dụng biện pháp can thiệp
bắt buộc như: VNCB, Oceanbank và GPB theo quy
định của pháp luật.
Sau tái cơ cấu, số lượng NHTM đã giảm, tính
đến tháng cuối năm 2015 chỉ còn 32 NHTM Việt
Nam. Các ngân hàng sau sáp nhập, hợp nhất và bị
mua lại đã và đang tích cực triển khai các giải pháp
cơ cấu lại toàn diện về tài chính, tình hình hoạt
động, quản trị rủi ro và khắc phục các sai phạm
dưới sự giám sát của NHNN. Hầu hết các ngân
hàng yếu kém được cơ cấu lại đều hoạt động ổn
định và cải thiện hơn so với thời điểm trước. Tổng
tài sản và vốn tự có tăng lên, tỷ lệ nợ xấu giảm tính
thanh khoản được cải thiện rõ nét, lợi nhuận đã bắt
đầu tăng trở lại và hoạt động quản trị ngân hàng
ngày càng được chú trọng hơn, tổng tài sản cũng
SÁPNHẬPVÀMUA LẠI NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
TẠI VIỆT NAM: NHỮNGVẤNĐỀ CẦNQUANTÂM
TS. LÊ TẤN PHƯỚC
Sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại là xu hướng tất yếu, khi các ngân hàng thương mại đứng
trước nguy cơ phá sản. Ngay sau khi được Thủ tướng phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011 - 2015” (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ
tướng Chính phủ), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động của ngành triển khai
thực hiện đề án và tổ chức triển khai các giải pháp như đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất
lượng tài sản và nợ xấu của các tổ chức tín dụng để phân loại, xác định các tổ chức tín dụng yếu kém. Theo
đó, thực hiện ưu tiên nguồn lực, bảo đảm cơ cấu lại, xử lý những yếu kém, tồn tại nhưng vẫn giữ vững sự
ổn định, an toàn của hệ thống.
Từ khóa: Mua bán sáp nhập, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, nợ xấu
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...135
Powered by FlippingBook