48
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
tài sản (ROA) đạt 0,81%; Lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE) ở mức 8,92 %. Mạng lưới gồm 220
điểm giao dịch cùng 4.500 điểm giới thiệu dịch vụ
trên toàn quốc. Năm 2015, HDB tiếp tục là 1 trong
4 ngân hàng TMCP được Ngân hàng Nhà nước xếp
hạng A.
Lợi ích sau sáp nhập
Lợi ích mang lại cho các NHTM sau sáp nhập
không thể phủ nhận là gia tăng về nguồn lực và
sức mạnh trong cạnh tranh. Điều này được thể
hiện cụ thể như sau:
Lợi thế nhờ quy mô:
Với sự gia tăng về số lượng
chi nhánh, ngân hàng sau sáp nhập sẽ đáp ứng
được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng
một cách tốt hơn. Đồng thời, hai hay nhiều ngân
hàng riêng lẻ có những sản phẩm khác nhau khi
kết hợp lại sẽ tạo ra việc sử dụng các sản phẩm
hỗ trợ cho nhau hoặc thay thế lẫn nhau, làm gia
tăng tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng
sau sáp nhập, thu hút khách hàng nhiều hơn, giá
trị dịch vụ của sản phẩm sẽ ngày càng cao hơn
dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng
trưởng hơn.
Tận dụng được hệ thống khách hàng:
Ngân hàng
sau sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng
của hai ngân hàng trước sáp nhập, từ đó khách
hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà
nhiên có thể thấy không phải sau khi sáp nhập tất
cả các ngân hàng đều có được tốc độ tăng trưởng
như mong muốn.
Lợi thế sau sáp nhập, đa phần các ngân hàng
có được là hệ thống mạng lưới rộng lớn hơn, tăng
thêm quy mô, cùng với lực lượng nhân sự được
đào tạo bài bản. Cụ thể như, Ngân hàng Maritime
Bank, trước sáp nhập là 1 trong 12 ngân hàng
đứng đầu thị trường về tổng tài sản, vốn điều
lệ, quy mô hoạt động, và mạng lưới. Sau khi sáp
nhập với MDB, ngân hàng Maritime Bank đã tận
dụng được khá nhiều lợi thế để phát triển các sản
phẩm tín dụng nông nghiệp, mở mang thị phần
về phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Tổng tài sản của ngân hàng đã lên tới
113.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, đội
ngũ nhân sự hơn 5.000 người, hệ thống giao dịch
gần 300 điểm, số lượng khách hàng trên toàn
quốc đạt xấp xỉ 1,4 triệu khách hàng cá nhân,
gần 9.000 khách hàng doanh nghiệp, 600 định
chế tài chính.
Tiếp theo là HDB, trong năm 2015, ngân hàng
này đã đạt tổng tài sản 102.423 tỷ đồng, vốn điều
lệ 8.100 tỷ đồng. Tổng vốn huy động đạt 82.092 tỷ
đồng, tăng 19% so với năm 2014. Tổng dư nợ tín
dụng 67.252 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2014.
Nợ xấu kiểm soát ở mức 0,97%. Lợi nhuận trước
thuế hợp nhất đạt 836 tỷ đồng. Lợi nhuận trên tổng
BẢNG 1: CÁC THƯƠNG VỤ SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
Năm
Tổ chức trước M&A
Tổ chức sau M&A
Hình thức M&A
2011
NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Việt NamTín Nghĩa NHTMCP Sài Gòn
Hợp nhất
2012
NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
Sáp nhập
2013
NHTMCP Đại Á, NHTMCP Phát triển TP. HCM
NHTMCP Phát triển TP. HCM
Sáp nhập
NHTMCP Phương Tây, Tổng Công ty Tài chính
Cổ phần Dầu khí Việt Nam
NHTMCP Đại chúng Việt Nam
Hợp nhất
2015
NHTMCP Nhà đồng bằng sông Cửu Long, NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sáp nhập
NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Xăng dầu Petrolimex NHTMCP Công thương Việt Nam
Sáp nhập
NHTMCP Phương Nam, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín
Sáp nhập
NHTMCP Phát triển Mê Kông, NHTMCP Hàng Hải
NHTMCP Hàng Hải
Sáp nhập
Ngân hàng Xây Dựng
Ngân hàng Đại Dương
Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu
Trở thành các Ngân hàng TNHH Một
thành viên thuộc sở hữu 100% vốn
Nhà nước
Mua lại 0 đồng
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN