Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 88

86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
luật các hành vi, việc làm thiếu trách nhiệm, tham
ô, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước. Tăng cường tính công khai, minh bạch
trong giải quyết các thủ tục hành chính; có chế tài,
xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức tùy tiện
đặt ra các quy định, thủ tục hành chính trái pháp
luật, không đúng thẩm quyền, gây ra các phiền hà,
tiêu cực cho nhân dân.
Kinh nghiệm trong xây dựng nền hành chính ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Tây Âu,
Nhật Bản và Singapore cho thấy, việc xây dựng,
tổ chức bộ máy hành chính gọn nh , hoạt động có
hiệu quả sẽ tăng cường sức mạnh, hiệu quả của nền
hành chính. Sự gọn nh về bộ máy sẽ tạo thuận lợi
cho việc làm trong sạch bộ máy đó, góp phần ngăn
ngừa quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Thứ ba,
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức hành chính nhà nước có đủ phẩm chất,
năng lực.
Nhân tố quyết định đến hiệu quả tổ chức và
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính
vì vậy, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất và năng
lực, làm việc vì trách nhiệm và danh dự là yếu tố
quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội
nhập quốc tế.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức có đủ phẩm chất, năng lực, cần làm tốt công
tác cán bộ theo trình tự thực hiện đồng bộ các khâu,
các bước, từ phát hiện, quy hoạch đến đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, sử dụng, luân chuyển cán bộ.
Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về công
tác cán bộ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân
chủ; chấn chỉnh công tác thi tuyển, tiếp nhận cán
bộ, công chức, viên chức. Quy hoạch nhân sự theo
hướng “mở” và “động”, phong phú nhân tố mới,
trên cơ sở xây dựng “thị trường nhân tài”. Chú
trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tính “liêm-
chính”, làm việc vì trách nhiệm và danh dự cho mọi
cán bộ, công chức, viên chức…
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Đình Thắng: Đảng Cộng sản Việt Nam với việc cải cách nền hành
chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.283;
2. V.I. Lênin Toàn tập, tập 45, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.359;
3. Ban Chấp hành Trung ương (2015), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý
luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2015), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr.162;
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.79.
phần xây dựng nền hành chính nhà nước trong
sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, nền kinh tế - xã hội Việt Nam chuyển đổi
mạnh mẽ theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đi liền với đó là sự gia tăng, phức tạp
hóa các quan hệ kinh tế - xã hội và đối tượng quản
lý của bộ máy hành chính nhà nước. Để quản lý,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì bộ máy
hành chính nhà nước cần phải được đẩy mạnh cải
cách, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động,
tăng cường năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở
hệ thống thể chế đồng bộ, hoàn thiện, có bộ máy
tinh gọn, đa năng với đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có đủ phẩm chất năng lực, một nền công
vụ trong sạch, vững mạnh, không quan liêu, tham
nhũng, lãng phí.
Thứ hai,
đẩy mạnh cải cách hành chính theo
hướng chuyên nghiệp, hiện đại gắn với đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, bởi vì
cải cách hành chính nhà nước có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình đổi mới toàn diện
đất nước, hội nhập quốc tế. Mục tiêu cải cách hành
chính ở Việt Nam được xác định nhằm xây dựng,
hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; xây
dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch,
vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính
dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành
của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà
nước; bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân
chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn
quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc,
của đất nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ,
đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển
của đất nước.
Để triển khai hiệu quả mục tiêu trên, trong quá
trình cải cách hành chính, cần tiến hành ở quy mô
sâu rộng, với mục tiêu là xác định rõ chức năng của
Chính phủ và chính quyền các cấp phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, thực hiện
tốt chế độ công khai, minh bạch về thu chi kinh tế,
tài chính, tài sản trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ
máy hành chính nhà nước. Đổi mới, tăng cường,
bảo đảm hiệu quả công tác thanh tra hành chính,
gắn với thanh tra nhân dân, kiểm tra kỷ luật đảng,
kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...135
Powered by FlippingBook