TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
57
Thăng hạng tiêu chí “tiếp cận tín dụng”
Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân
hàng Thế giới (Wordbank) có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với mọi quốc gia. Bởi công bố này
công khai xếp hạng mức độ thuận lợi của môi
trường kinh doanh tại 190 quốc gia và trở thành
tham chiếu quan trọng cho các nhà đầu tư trên
toàn cầu.
Mười tiêu chí được Worldbank sử dụng để
đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh
doanh bao gồm: (i) Khởi nghiệp kinh doanh; (ii)
Tiếp cận tín dụng; (iii) Bảo vệ các nhà đầu tư;
(iv) Nộp thuế; (v) Giao thương, thương mại qua
biên giới; (vi) Xin cấp phép xây dựng, (vii) Bảo
vệ quyền tài sản, (viii) Đảm bảo thực hiện hợp
đồng; (ix) Tiếp cận điện năng; (x) Giải quyết tình
trạng phá sản.
Tính đến báo cáo gần nhất là “Báo cáo Môi
trường kinh doanh 2016”, Việt Nam đang xếp vị
trí thứ 90, cải thiện 3 bậc so với năm 2015. Kết
quả trên bắt nguồn từ việc hỗ trợ nhà đầu tư tiếp
cận với nguồn điện, cải cách các thủ tục thuế và
tiếp cận tín dụng. Cụ thể, Báo cáo Môi trường
kinh doanh 2016 đã chỉ ra rằng, Việt Nam có 5
chỉ số thăng hạng so với năm 2015, gồm: Chỉ số
về khởi sự kinh doanh tăng 6 bậc, từ hạng 125 lên
thứ hạng 119; Chỉ số về tiếp cận điện năng tăng
22 bậc, từ thứ hạng 130 lên 108; Chỉ số về tiếp cận
tín dụng tăng 8 bậc, từ hạng 36 lên 28; Chỉ số về
nộp thuế tăng 4 bậc, từ hạng 172 lên 168.
Báo cáo của Worldbank đánh giá, hơn một nửa
trong số 27 nền kinh tế trong khu vực đã thực
hiện tổng cộng 27 đợt cải cách, nhằm tạo điều
kiện kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Trong đó, Việt Nam là một trong những nền kinh
MÔI TRƯỜNG KINHDOANH:
GÓC NHÌNTỪ LĨNHVỰC NGÂNHÀNG
TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG -
Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Các
tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới có thể coi như là một trong những gợi ý có giá trị cho Việt
Nam trong quá trình cải cách môi trường kinh doanh. Muốn đạt được những tiêu chí trên, yêu cầu
tất yếu đặt ra là cần có sự thay đổi toàn diện từ pháp luật liên quan đến các nỗ lực của các cơ quan
quản lý vĩ mô, trong đó có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ khoá: Ngân hàng, môi trường kinh doanh, quản lý vĩ mô, nhà đầu tư.
HÌNH 1: CHỈ SỐ HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG (ĐIỂM)
Nguồn: Reuters, T9/2016.
HÌNH 2: CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM
(ĐIỂM)
Nguồn: Euro Charm Vietnam, T6/2016.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...90
Powered by FlippingBook