TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
49
Đ
ẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế là một chủ
trương lớn được Đảng và Chính phủ ta đặc biệt quan
tâm trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc
tế sâu và rộng. Triển khai thực hiện chủ trương trên,
trong những năm gần đây Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản quy phạmpháp luật tạo hành lang pháp
lý để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNTT nước nhà.
Trong lĩnh vực hành chính công, Chính phủ tập trung
đẩy mạnh ứng dụng CNTT để cải cách thủ tục hành
chính, cải thiệnmôi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia và tiến tới xây dựng Chính
phủ điện tử.
Triển khai chủ trương trên của Đảng, Chính phủ,
Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Bộ Tài chính đã
tập trung, nghiên cứu triển khai nhiều ứng dụng CNTT
nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính, cải cách thủ tục
hành chính trong ngành như hệ thống Quản lý Ngân
sách và Kho bạc (TABMIS), hệ thống thông quan hàng
hóa tự động/Hệ thống quản lý Hải quan thông minh
(VNACCS/VCIS), hệ thống quản lý nợ và phân tích tài
chính (DMFAS), Hệ thống thuế tập trung (TMS)…
Việc xây dựng, triển khai thành công các hệ thống
ứng dụng CNTT lớn trên đã góp phần thúc đẩy cải
cách thủ tục hành chính, nâng cao năng suất, hiệu quả
làm việc của cán bộ, công chức ngành, tạo nền tảng tốt
cho việc phát triển Chính phủ điện tử nói chung và
Bộ Tài chính điện tử nói riêng. Với những nỗ lực trên
Bộ Tài chính đã được đánh giá là Bộ đứng đầu trong
03 năm liên tiếp (2013, 2014, 2015) về chỉ số ứng dụng
CNTT (ICT index) trong khối các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Tuy nhiên, đi cùng với việc đẩy mạnh phát triển,
ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, từng bước
hiện đại hóa công tác quản lý tài chính công tiến tới
xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ Tài chính điện tử
là vấn đề quản lý quy hoạch phát triển CNTT nhằm
khai thác hiệu quả hoạt động của các hệ thống CNTT
hiện có, tránh đầu tư CNTT tràn lan, chồng chéo là
câu hỏi lớn, cấp bách đối với cán bộ làm công tác quản
lý CNTT ngành Tài chính. Bài viết đưa ra đề xuất mô
hình kiến trúc tổng thể CNTT ngành Tài chính giai
đoạn 2016 – 2020.
Một số phương pháp luận kiến trúc tổng thể
phổ biến
Kiến trúc tổng thể là một bản mô tả toàn diện tất cả
các thành phần và các mối quan hệ của một tổ chức.
Nói một cách khác kiến trúc tổng thể là một bản thiết
kế mô tả một cách có hệ thống các yếu tố cấu thành tổ
chức như các quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, dữ
liệu và CNTT. Một số giá trị của khung kiến trúc tổng
thể: (i) Tính sẵn sàng của tài liệu, số liệu trong tổ chức;
(ii) Khả năng tổ chức và tích hợp các quy trình nghiệp
vụ trong toàn bộ tổ chức; (iii) Khả năng tổ chức và tích
hợp các dữ liệu trong toàn bộ tổ chức cũng như với
các đối tác ngoài tổ chức; (iv) Giảm thời gian và chi
phí phát triển do việc tối ưu hóa việc sử dụng lại (quy
trình, dữ liệu…) trong mô hình tổ chức; (v) Khả năng
tạo và duy trì một tầm nhìn trong tương lai là sự hòa
quyện giữa tầm nhìn nghiệp vụ và tầm nhìn CNTT,
điều này hướng tới sự phát triển của tổ chức.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp luận về kiến
trúc tổng thể được công bố, tuy nhiên hầu hết các
khung kiến trúc tổng thể đã được xây dựng trên thế
giới đều sử dụng các phương pháp luận về khung
kiến trúc tổng thể phổ biến như: Khung Zachman
(Zachman Framework), Khung kiến trúc nhóm mở
- TOGAF (Open Group Architectural Framework),
XÂY DỰNG KIẾNTRÚC TỔNGTHỂ CÔNGNGHỆ THÔNGTIN
NGÀNHTÀI CHÍNHGIAI ĐOẠN2016–2020
KS. ĐẶNG ĐỨC MAI, TS. NGUYỄN CƯƠNG
Trong những năm gần đây, việc xây dựng, triển khai đồng bộ nhiều hệ thống công nghệ thông tin
lớn trong ngành Tài chính đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong cải cách thủ tục hành chính,
nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và từng bước minh bạch
hóa việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính công của Bộ Tài chính. Nhận diện, đánh giá hiện
trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tài chính, bài viết đưa ra các đề xuất về mô hình
kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin của Ngành trong giai đoạn 2016-2020.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, ngành Tài chính, tài chính công, thủ tục hành chính, ngân sách nhà nước.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...90
Powered by FlippingBook