TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
59
hạn và ổn định tỷ giá nhằm hỗ trợ nguồn vốn
tín dụng với chi phí thấp hơn cho doanh nghiệp
đồng thời tạo cơ sở để doanh nghiệp chủ động về
kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm.
Hai là,
tiếp tục củng cố cơ sở dữ liệu của trung
tâm thông tin tín dụng quốc gia cả về độ sâu và
tính chính xác của số liệu làm cơ sở cho hoạch
định và điều hành chính sách tiền tệ cũng như
cung cấp các thông tin cần thiết cho các ngân
hàng thương mại trong việc phòng ngừa rủi ro
tín dụng. Bên cạnh đó, cần xây dựng các quy
định pháp lý về cơ chế phối hợp và tăng cường
khả năng tiếp cận các dữ liệu khách hàng tại tổ
chức cung cấp dịch vụ công với trung tâm thông
tin tín dụng quốc gia.
Ba là,
xem xét bổ sung thêm những quy định
liên quan đến tài sản bảo đảm vào Bộ Luật Dân
sự sửa đổi; hoặc hiện thực hóa thông qua các nghị
định, thông tư hướng dẫn Bộ Luật Dân sự sửa đổi
nhằm tăng thêm sự bảo vệ đối với người cho vay,
từ đó các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Bên
cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng sẽ phát
triển an toàn và bền vững hơn khi thực hiện cấp
tín dụng. Nếu thực hiện được nội dung này thì chỉ
tiêu “tiếp cận tín dụng” sẽ được cải thiện và nâng
hạng theo tiêu chí đánh giá của Worldbank.
Tóm lại, để tăng trưởng kinh tế bền vững,
Việt Nam cần đảm bảo môi trường kinh doanh
lành mạnh. Nghiên cứu về cải thiện chỉ số “tiếp
cận tín dụng” trên đã minh chứng cho yêu cầu
cần một sự cải cách mạnh mẽ, từ đó tạo ra môi
trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Kim Anh (2015), Ngân hàng Nhà nước trong tiến trình cải
thiện môi trường kinh doanh và một số định hướng trong thời gian
tới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Môi trường kinh doanh Việt Nam và
các tác động đến doanh nghiệp”, World Bank, 2015;
2. World Bank (2014), Báo cáo môi trường kinh doanh 2015 công bố
ngày 29/10/2014 của Ngân hàng thế giới;
3. World Bank (2015), Báo cáo môi trường kinh doanh 2016 công bố
ngày 28/10/2015 của Ngân hàng thế giới.
chưa hiệu quả giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ
công với trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, theo cách tính của Worldbank, tiêu
chí “tiếp cận tín dụng” có thể giảm hạng trong
tương lai nếu như một số quy định liên quan
đến tài sản bảo đảm không có những thay đổi
tại Bộ Luật Dân sự sửa đổi; hoặc thiếu môi
trường thông tin hoàn chỉnh, để ra quyết định
cho vay chính xác, do sự thiếu hiệu quả trong
phối hợp giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ công
với trung tâm thông tin tín dụng quốc gia về dữ
liệu của khách hàng.
Theo yêu cầu của Báo cáo Môi trường kinh
doanh 2016; (i) Người cho vay có quyền được
yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm, tự động phù
hợp với các sản phẩm vay, người trả nợ cũng như
việc thay thế tài sản; hoặc (ii) bên cho vay được
tham gia điều hành khi con nợ bị tái cơ cấu…
Đứng từ góc độ đánh giá của Worldbank về “tiếp
cận tín dụng”, người cho vay cần được bảo vệ
thì họ mới “sẵn lòng” cấp tín dụng cho doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngược lại, một khi những nội dung trên chưa
được cụ thể hóa trong luật, người cho vay sẽ gặp
nhiều khó khăn trong một số trường hợp xử lý
rủi ro tín dụng. Theo đó, người cho vay sẽ quan
ngại hơn khi cho vay các doanh nghiệp dùng
chính dự án đầu tư làm tài sản bảo đảm. Từ đó,
làm hạn chế nguồn vốn tín dụng ngân hàng và
hệ quả tất yếu là làm giảm điểm của môi trường
kinh doanh, vì một trong những căn cứ để xếp
hạng môi trường kinh doanh thuận lợi là mức độ
sẵn có của nguồn vốn với chi phí hợp lý cho các
doanh nghiệp…
Đề xuất, kiến nghị
Để hạn chế những tồn tại cũng như tạo nền
tảng để tiếp tục cải thiện chỉ tiêu “tiếp cận tín
dụng” hơn nữa, góp phần hoàn thiện môi trường
kinh doanh của Việt Nam, bài viết đề xuất một
số giải pháp sau:
Một là,
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục triển
khai đồng bộ các giải pháp ổn định thị trường
tiền tệ, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,
tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, chính
sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành theo
hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ
với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát
thấp ổn định, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phấn
đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài
Tính đến báo cáo gần nhất là “Báo cáo Môi
trường kinh doanh 2016”, Việt Nam đang xếp
vị trí thứ 90, cải thiện 3 bậc so với năm 2015.
Kết quả trên bắt nguồn từ việc hỗ trợ nhà đầu
tư tiếp cận với nguồn điện, cải cách các thủ tục
thuế và tiếp cận tín dụng.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...90
Powered by FlippingBook