TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
67
nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004).
Biến giả KHT cũng có mối tương quan dương
và có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy, trong giai
đoạn khủng hoảng hiệu suất điều chỉnh rủi ro của
các ngân hàng cao hơn những năm còn lại. Kết quả
này phù hợp với thực tế Việt Nam, trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế xảy ra, các ngân hàng thận
trọng hơn trong vấn đề huy động vốn, tập trung
quản trị rủi ro ngân hàng. Các biến còn lại không có
ý nghĩa thống kê.
Để đảmbảo tính phù hợp của mô hình, bài nghiên
cứu thực hiện một vài kiểm định được thể hiện qua
Bảng 2. Bảng 2 cho thấy, tất cả các kết quả đều đạt
yêu cầu cho các mô hình. Trong mô hình dữ liệu
bảng, tự tương quan bậc 1 (AR(1)) nên có ý nghĩa
thống kê và tự tương quan bậc 2 (AR(2)) không nên
có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu này, tự tương
quan bậc nhất có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa
10%, tự tương quan bậc hai không có ý nghĩa thống
kê. Các hệ số của kiểm định giới hạn xác định quá
cao. Số quan sát Hansen test cho thấy, các hạn chế là
không đáng kể về mặt thống kê và không xác định
quá cao trong mô hình. Cuối cùng, kiểm định F cho
thấy rằng, biến hồi quy là cùng quan trọng trong mô
hình ở mức ý nghĩa 5%.
Kết luận
Mặc dù, thu nhập từ lãi ở các NHTM Việt Nam
vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng các ngân
hàng đang có xu hướng đa dạng hóa thu nhập
nhiều hơn.Như vậy, nhìn chung kết quả nghiên cứu
của bài viết phù hợp với các lý thuyết cũng như các
bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước
đây trên thế giới. Với phương pháp GMM, bài viết
đã xây dựng một mô hình khá tốt có thể giải thích
được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất điều
chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên,
bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như mẫu
chưa bao gồm tất cả các NHTM Việt Nam vì một số
ngân hàng không thể tiếp cận đầy đủ dữ liệu. Một
số yếu tố vĩ mô khác vẫn chưa xem xét. Do đó, các
nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung hoàn thiện để
có được những kết quả mới hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Chiorazzo et al. (2008) Income Diversification and Bank Performance:
Evidence from Italian Banks. Journal of Financial Services. 33: 181-203;
2. Demsetz và Strahan (1997), Diversification, size, and risk at bank holding
companies. Journal of Money, Credit, and Banking, 29(3): 300-313;
3. DeYoung and Ronald (2001). Product Mix and Earnings Volatility at
Commercial Banks: Evidence from a Degree of Total Leverage Model. Journal
of Financial Intermediation. 10: 54-84…
đối với các ngân hàng quốc doanh (có tỷ lệ sở hữu nhà
nước từ 30% trở lên) và 0 cho các ngân hàng còn lại.
Phân tích cho thấy, các quyết định đa dạng hóa
có thể bị ảnh bởi các quyết định ở quá khứ và hiện
tại. Mối quan hệ nhân quả giữa đa dạng hóa và hiệu
quả có thể hai chiều và có thể sẽ tương quan với sai
số ngẫu nhiên. Để giải quyết các vấn đề này, bài viết
sử dụng mô hình GMM. Việc ước lượng mô hình sẽ
được thực hiện hai lần, một lần cho RAROA, một
lần cho RAROE.
Kết quả nghiên cứu
Hệ số HHI biến trong cả hai mô hình có tương
quan âm với hiệu suất điều chỉnh rủi ro và có ý
nghĩa thống kê ở mức 5%. Hay nói cách khác,
đa dạng hóa thu nhập làm tăng hiệu suất điều
chỉnh rủi ro. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các
nghiên cứu trước đây về đa dạng hóa thu nhập
trong ngành Ngân hàng như: Baele et al (2007),
Chiorazzo et al (2008), Elsas et al (2010), Sanya và
Wolfe (2011).
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rõ
bản chất tự hồi quy. Tính tự hồi quy này thể hiện
qua biến độ trể RAROAt-1 và RAROEt-1, hệ số hồi
quy trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Bên
cạnh đó, các biến trễ, biến kiểm soát khác như TTS,
cũng có hệ số tương quan dương đáng kể về mặt
thống kê cho mô hình RAROA và RAROE. Biến Tài
sản đại diện cho quy mô của các ngân hàng Việt
Nam, do đó khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì
hiệu suất điều chỉnh rủi ro cũng tăng theo. Kết quả
nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu
của Demsetz và Strahan (1997), DeYoung và Rice
(2004), Sanya và Wolfe (2011).
Biến tăng trưởng TTR cũng tương quan dương
có ý nghĩa thống kê với hiệu suất điều chỉnh rủi ro
cho mô hình RAROE. Kết quả này cho thấy rằng, tốc
độ tăng trưởng tài sản có thể cải thiện hiệu suất điều
chỉnh rủi ro trên vốn cổ phần, điều này phù hợp với
BẢNG 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
RAROA
RAROE
Số quan sát
34
34
Hansen test
12.65
(0.437)
12.78
(0.358)
Arellano-Bond test cho AR(1)
-3.21*
(0.267)
-3.31*
(0.248)
Arellano-Bond test cho AR(2)
0.28
(0.84)
-0.37
(0.45)
F test
23.46**
(0.00)
21.32**
(0.00)
***, **, * tương ứng mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10%
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...90
Powered by FlippingBook