TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 40

42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thể tính toán được các chỉ số tổng hợp theo hướng
dẫn của Tổ chức Thống kê Quốc tế, còn nhiều lĩnh
vực rất cần cho công tác quản lý, điều hành nhưng
chưa có phương pháp tính cụ thể nên đòi hỏi phải
xây dựng phương pháp luận tính toán, xác định
các chỉ tiêu thống kê tổng hợp để các cơ quan chức
năng, các nhà chuyên môn có căn cứ vận dụng khi
cần thiết. Với vai trò là một bộ phận quan trọng của
hệ thống thống kê quốc gia, để việc tạo dựng nên
một hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính đảm bảo
đạt chất lượng, hiệu quả, đầy đủ, chính xác đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.
Yêu cầu hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu thống kê tài chính Việt Nam
Quan điểm thực hiện
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu
rộng với kinh tế thế giới, yêu cầu trao đổi thông tin
nói chung và thông tin trong lĩnh vực tài chính nói
riêng với các nước trong khu vực và trên thế giới
ngày càng trở lên quan trọng. Thực tiễn qua khủng
hoảng kinh tế thế giới thời gian qua cho thấy, cần
thiết phải có sự thống nhất và đẩy mạnh sự trao
đổi thông tin thống kê tài chính nhằm chia sẻ và
tăng cường khả năng cảnh báo giữa các quốc gia.
Để làm tốt yêu cầu này, phải có sự tương đồng về
các chỉ tiêu và phương pháp thống kê. Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) đã xây dựng cuốn Cẩm nang tài
chính chính phủ - GFS 1986, 2001 và 2014, đây là
khuôn mẫu cho công tác thống kê tài chính của các
quốc gia. Vấn đề đặt ra là việc tổ chức triển khai
vận dụng như thế nào để phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội của từng quốc gia.
Việc áp dụng trọn gói Cẩm nang GFS của IMF
sẽ là thiếu thực tế do mỗi nước có một thể chế
chính trị và tổ chức hành chính khác nhau. Việc
vận dụng cứng nhắc sẽ làm cho cách nhìn của hoạt
động thống kê tài chính chính phủ không thể xử lý
được những đặc thù trong ý tưởng về hoạch định
chính sách và điều chỉnh chính sách của các nhà
lãnh đạo mỗi nước.
Trên cơ sở sử dụng nguyên tắc phân định khu
vực theo sản phẩm đầu ra, IMF đã chia thành 5
khu vực để xác định các nguồn dữ liệu thống kê tài
chính: i) Khu vực doanh nghiệp phi tài chính, bao
gồm các đối tượng (cả các đơn vị hoặc cá nhân, hộ
gia đình) được thành lập ra trong nền kinh tế để
thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh
các hàng hoá và dịch vụ phi tài chính cho thị
trường; ii) Khu vực các doanh nghiệp tài chính,
bao gồm các đối tượng tham gia vào quá trình
cung cấp các dịch vụ tài chính cho thị trường; iii)
Khu vực Chính phủ nói chung, bao gồm các đối
tượng được thành lập nhằm chủ yếu thực hiện các
nhiệm vụ của Chính phủ; iv) Khu vực các đơn vị
thể chế (có tư cách pháp nhân) phi lợi nhuận phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của các gia đình, bao gồm
mọi đơn vị thể chế hoạt động chủ yếu không vì
mục đích kiếm lợi nhuận mà có cư trú trong nền
kinh tế nhằm mục tiêu cung cấp các hàng hoá và
dịch vụ phi thị trường cho các gia đình, trừ các tổ
chức do Chính phủ kiểm soát và tài trợ phần lớn;
v) Khu vực hộ gia đình, bao gồm các nhóm nhỏ
nhiều người cùng chung sống, cùng đóng góp của
cải và thu nhập, và tiêu dùng tập thể cùng một loại
hàng hoá và dịch vụ.
Cách phân loại này có những ưu và nhược điểm:
Về ưu điểm: Có thể dùng thống nhất cho cả khi
xác định về thu (nguồn, tài sản) lẫn chi (chi tiêu,
công nợ) tài chính của nhà nước/chính phủ; Dễ
hình dung, xác định các nguồn thông tin; Dễ xác
định được mức độ chính xác của số liệu khi tổng
hợp theo các khu vực; Thuận tiện với kết quả đầu
ra của công tác thống kê phục vụ cho công tác điều
chỉnh chính sách (dễ chỉ ra nên tập trung vào khu
vực điều chỉnh nào).
Về nhược điểm: Cách phân loại này chỉ thuận
tiện đối với một nền kinh tế thị trường rõ ràng, kết
quả của thống kê chưa phục vụ ngay cho các yêu
cầu đối với việc hoạch định, xây dựng chính sách
mới hay đề xuất chính sách phụ trợ bổ sung.
Với những lý do trên, cần nghiên cứu giải pháp
vận dụng Cẩm nang GFS của IMF cho mỗi nước
theo hoàn cảnh cụ thể của mình.
Yêu cầu đặt ra
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng hệ thống
thông tin thống kê tài chính thu thập một cách
kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu về tình hình
tài chính, phục vụ yêu cầu về phân tích đánh giá,
khuyến nghị hoạch định và điều chỉnh chính sách,
phân tích dự báo cảnh bảo về vấn đề liên quan tới
an ninh, ổn định và phát triển của nền tài chính
quốc gia, trong thời gian tới, công tác thống kê tài
chính cần tập trung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình
hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới,
nhu cầu về thông tin thống kê tài chính không
ngừng tăng lên. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn
cho tính chính xác, đồng bộ, nhất quán của các
số liệu thống kê tài chính được cung cấp.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...82
Powered by FlippingBook