TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
45
triệu USD (tăng hơn 10 triệu USD so với năm 2015). Tại
sự kiện này, thương hiệu của nhiều DN lớn khác cũng
được tôn vinh phần nào cho thấy, các DN Việt đã dần
bắt kịp với xu thế toàn cầu về đầu tư vào giá trị vô hình
trong DNmà tiêu biểu là xây dựng giá trị thương hiệu.
Tuy nhiên, khi thương hiệu Bảo Việt được Brand
Finance định giá 89 triệu USD, có ý kiến cho rằng đây
là con số hợp lý, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức
này là khá rẻ cho một thương hiệu đã có hơn 50 năm
tuổi. Giá trị của thương hiệu trong một chừng mực nào
đó bộc lộ xu hướng tiêu dùng, hoặc tiềm năng của các
ngành nghề. Đơn cử như giá trị thương hiệu củaApple
10-15 năm trước sẽ khác hẳn bây giờ (154 tỷ USD),
trong thời đại các thiết bị di động thông minh lên ngôi.
Vậy nên, khi giá trị thương hiệu của ngành Tài chính
tại Việt Nam chưa thực sự cao, có nghĩa là Ngành vẫn
còn nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển. Hơn nữa, về lâu
dài, khi chiến lược của những thương hiệu lớn và có
uy tín như Bảo Việt được xây dựng ngày càng chuyên
nghiệp hơn, dựa trên việc đầu tư có chiều sâu, mạnh
mẽ và bền vững, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho
khách hàng và nhà đầu tư...
Một góc nhìn khác, sự ghi nhận của cộng đồng
cũng đồng nghĩa với những áp lực đặt ra cho các DN.
Trường hợp của Bảo Việt là một minh chứng. Thách
thức đặt ra cho Bảo Việt là làm thế nào để xây dựng
hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ tài chính bảo hiểmhàng
đầu Việt Nam – không chỉ về thị phần và doanh thu
bán hàng– mà còn về nhận thức, tư tưởng dẫn đầu,
hình ảnh thương hiệu. Bảo Việt hiện đang hoạt động
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với sự gia tăng
số lượng các công ty trong và ngoài nước. Trong bối
cảnh đó, với lịch sử phát triển 50 năm gắn liền với sự
vững vàng và đảm bảo về tài chính, thương hiệu
Bảo Việt cần luôn luôn đổi mới, gắn kết với khách
hàng bằng những hình ảnh, thông điệp giàu cảm xúc,
chạm vào trái tim của người tiêu dùng, đi vào lòng
của mỗi người.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, Bảo Việt
cũng đã nghiên cứu và tìm được định hướng phát triển
riêng cho thương hiệu củamình. Hình ảnh thương hiệu
Bảo Việt đã dần được nhìn nhận có biến chuyển, hiện
đại hơn, trẻ trung hơn khi xuất hiện và tiếp cận trên các
kênh mới mẻ như các chiến dịch trên internet, quảng
cáo tại sân bay, hay tại các tòa nhà trung tâm thương
mại. Năm 2015, Bảo Việt cũng đã thay đổi mình trong
quá trình phát triển 50 năm bằng việc ra mắt hình ảnh
thương hiệumới, với tôngmàu xanh hiện đại, biểu hiện
của niềm tin và sự bình an mang đến cho khách hàng.
Cùng với sự đổi mới này, Bảo Việt xây dựng chiến
lược phát triển thương hiệu thông qua việc sử dụng
hình ảnh thương hiệu mới xuyên suốt và lan toả toàn
hệ thống, phát triển hoạt động truyền thông theo
hướng chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm khai thác triệt
để thế mạnh thương hiệu mẹ Bảo Việt. Qua các nghiên
cứu trên diện rộng của Tập đoàn Grey Global Group
và Công ty nghiên cứu thị trường TNS, Bảo Việt được
công chúng và khách hàng nhận xét là một thương
hiệu lâu đời, dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư
và dịch vụ tài chính. Ngoài ra, Bảo Việt cũng được biết
đến như một DN tiên phong trong ngành Bảo hiểm và
là một thương hiệu luôn tạo sự an tâm, tin tưởng, thân
thiện, có năng lực tài chính vững mạnh với sự bảo trợ
của nhà nước. Chỉ số hơn 43% khách hàng sẵn lòng
trung thành với Bảo Việt nói lên mức độ hài lòng đối
với dịch vụ khách hàng, sự chuyên nghiệp của đại lý tư
vấn trên mạng lưới phân phối rộng khắp
toàn quốc. Thủ tục đơn giản, minh bạch
và thái độ phục vụ tận tình từ trường hợp
quy mô nhỏ đến những vụ bồi thường
lên đến hàng triệu USD là bằng chứng
cho thấy cam kết của thương hiệu Bảo
Việt đến tất cả đối tượng khách hàng.
Để phát triển và đẩy mạnh
giá trị thương hiệu Việt
Xu thế hội nhập sâu rộng và cạnh
tranh khốc liệt với các DN nước ngoài
có tiềm năng về tài chính, kinh nghiệm
về quản trị, đột phá về công nghệ đang
đặt ra nhiều thách thức cho các DN Việt
Nam, trong đó có việc xây dựng thương
hiệu. Trong bối cảnh đó, trong thời gian
tới, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Một là,
lựa chọn một mô hình xây
Thương
hiệu
Lĩnh vực
Giá trị
năm 2016
(triệu đô)
Chỉ số
thị phần
thương
hiệu
Giá trị thương
hiệu thay
đổi so với
năm 2015
Thay
đổi
xếp
hạng
1 Google
Công nghệ
229.198
4
32% 1
2 Apple
Công nghệ
228.460
4
-8% -1
3 Microsoft
Công nghệ
121.824
3
5%
0
4 AT&T
Dịch vụ viễn
thông
107.387
3
20% 2
5 Facebook Công nghệ
102.551
4
44% 7
6 Visa
Thanh toán
100.800
4
10% -1
7 Amazon Bán lẻ
98.988
3
59% 7
8 Verizon
Dịch vụ viễn
thông
93.220
3
8% -1
9 Mc Donald’s Đồ ăn nhanh
88.654
4
9%
0
10 IBM
Công nghệ
860.206
4
-8% -6
Nguồn: Philip Kotler, Kevin Keller, Quản trị marketing, Nxb Lao động - Xã hội, 2013
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...82
Powered by FlippingBook