TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
49
sai sai số thay đổi. Nếu vẫn sử dụng kết quả hồi quy
theo phương pháp FE thì mô hình ước lượng sẽ bị
chệch và không vững, vì vậy cần thực hiện xử lý sai
phạm để mô hình có tính chính xác cao hơn.
Để khắc phục hiện tượng sai phạm phương sai
sai số thay đổi, nghiên cứu sử dụng phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS)
để khắc phục. Kết quả cho thấy, kiểm định Wald có
giá trị Prob>chi = 0,000 < 0.05 nên về tổng thể mô
hình ROA có ý nghĩa và kiểm định Wald có giá trị
Prob>chi = 0,000 < 0,05 nên về tổng thể mô hình ROE
có ý nghĩa.
Sau khi xử lý kết quả sai phạm bằng phương
pháp ước lượng GLS cho cả hai mô hình, nghiên
cứu sẽ sử dụng kết quả hồi quy theo ước lượng GLS
để thảo luận tác động của từng biến số tới ROE và
ROA. Kết quả tóm tắt tác động của các nhân tố tới 2
mô hình như sau:
Trong tất cả 7 biến được đưa vào mô hình thì
có 6 biến giải thích được mức độ ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các DN thông qua biến phụ
thuộc ROA với mức ý nghĩa cao nhất là 1%, cụ thể:
- Tác động của biến số DE – Cơ cấu vốn: Nghiên
cứu kỳ vọng cơ cấu vốn tác động âm tới ROAnhưng
lại tác động dương tới ROE. Kết quả hệ số hồi quy
của DE đều tác động tiêu cực đến cả ROA và ROE.
Nói cách khác, DN không sử dụng hiệu quả sử dụng
nợ đứng ở góc độ tổng tài sản và ở góc độ vốn chủ
sở hữu. Khi đó, nếu tỷ lệ nợ tăng 1% thì ROA giảm
0,18% và ROE giảm 0,16%.
- Tác động của biến số TC – Quản trị nợ phải thu:
Kết quả hồi quy đã chấp nhận hai giả thuyết này
khi hệ số beta của hai mô hình đều âm và có ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên, theo kết quả ước lượng thì mức
tác động này khá nhỏ, nếu nợ phải thu tăng 1% sẽ
làm cho ROA giảm 0.0072% và ROE giảm 0,0151%.
Tác động của biến số TANG – Đầu tư tài sản cố
định: Nghiên cứu kỳ vọng biến số TANG có tác
động âm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Kết quả hồi quy đã ủng hộ hai giả thuyết này khi hệ
số hồi quy của biến số này ở hai mô hình lần lượt là
-0.028 và -0.039 và có ý nghĩa thống kê. Khi đó, nếu
tỷ lệ đầu tư tài sản cố định tăng 1% thì ROA giảm
0,028% và ROE giảm 0,039%.
Tác động của biến số RISK – Rủi ro kinh doanh:
Kết quả hồi quy đã chấp nhận tác đông dương của
biến số RISK đến ROA mặc dù mức độ tăng không
đáng kể, qua đó, nếu RISK tăng 1% thì ROA chỉ tăng
0,000005% và hệ số này không có ý nghĩa thống kê
trong mô hình ROE, nghĩa là rủi ro kinh doanh
không có tác động đến ROE.
Tác động của biến số SIZE – Quy mô của DN:
Nghiên cứu kỳ vọng tác động dương của biến số
SIZE tới ROA và ROE. Tuy nhiên, biến này chỉ có
ý nghĩa đối với chỉ tiêu ROE với hệ số hồi quy là
1,21586, nghĩa là khi tổng tài sản tăng 1% thì ROE
sẽ tăng 1,22%.
Tác động của biến số GROWTH – Tốc độ tăng
trưởng: Nghiên cứu kỳ vọng rằng tốc độ tăng
trưởng sẽ tác động tích cực tới ROA và ROE. Kết
quả hồi quy đã chứng minh hai giả thuyết trên là
đúng khi mức tác động biên của tốc độ tăng trưởng
tới ROA là 0,00801 và ROE là 0,02831, nghĩa là khi
doanh thu tăng 1% thì ROA sẽ tăng khoảng 0,008%
và ROE sẽ tăng khoảng 0,028%.
Tác động của biến số AGE – Thời gian hoạt động
của DN: Kết quả hệ số hồi quy ở cả hai mô hình
đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi
quy của AGE tới ROA là -0,1848 và ROE là -0,4046.
Nói cách khác là khi thời gian hoạt động của DN
tăng thêm 1 năm thì ROA giảm 0,18% và ROE giảm
0,4%. Thực tế trên HoSE, 5 DN có thời gian hoạt
động lâu nhất (HAP, REE, SAM, TMS, BBC) có ROA
bình quân là 6,14%, trong khi 5 DN có thời gian hoạt
động thấp nhất (ELC, HTI, LM8, NNC, TLG) lại có
ROA bình quân là 12,15%. Có thể, DN càng hoạt
động lâu năm trên thị trường càng trở nên trì trệ,
trở nên bão hòa và DN chưa kịp chuyển hướng sang
những ngành có hiệu quả cao hơn.
Một số giải pháp đặt ra
Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy, các nhân
tố tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DN niêm yết trên HoSE. Để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN
cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Kết quả
hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ và hiệu quả kinh doanh
của DN có mối quan hệ nghịch chiều. Do đó, để
gia tăng hiệu quả kinh doanh, các DN cần hạn
BẢNG 3: TÓM TẮT KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN SỐ
ROA
ROE
Beta
P-value
Beta
P-value
DE
-0.184200 0.000 -0.162100 0.000
TC
-0.007200 0.000 -0.015100 0.000
TANG
-0.021700 0.000 -0.039400 0.000
RISK
0.000005 0.000 0.000004 0.227
SIZE
0.190000 0.082 1.215860 0.000
GROWTH
0.008010 0.001 0.028310 0.000
AGE
-0.184800 0.000 -0.404600 0.000
Nguồn: Tác giả phân tích
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...82
Powered by FlippingBook