5.1. So ky 1 thang 12 - page 66

68
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ra CSTT quốc gia. Chính sách này ảnh hưởng đến
lãi suất và các biến số kinh tế khác. Fed có vai trò
quản lý các NHTM, đưa ra CSTT, điều chỉnh cung
tiền nhằm cố gắng tạo việc làm và ổn định giá cả ở
Hoa Kỳ. Fed kiểm soát cung tiền để tác động đến
lãi suất và các điều kiện kinh tế bằng những cách
thức sau:
-
Các hoạt động thị trường mở:
Khi Fed mua trái
phiếu thông qua các nhà môi giới trái phiếu chính
phủ, số dư tài khoản ngân hàng của các nhà môi
giới tăng lên và vì thế tổng số tiền gửi tại hệ thống
ngân hàng tăng lên. Sự tăng cung tiền tạo áp lực
giảm đối với lãi suất quỹ liên bang. Fed tăng tổng
số tiền tại các ngân hàng của các nhà môi giới cho
đến khi lãi suất quỹ liên bang giảm đến mức mới
mong muốn. Hoạt động này do chỉ thị chính sách
của Ủy ban thị trường mở liên bang khởi động.
-
Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Các thể chế
nhận tiền gửi phải có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc và
là một phần các tài khoản tiền gửi của họ cần phải
được giữ lại như một khoản dữ trữ cần thiết. Tỷ lệ
này được xác định bởi Hội đồng thống đốc. Vào
năm 1992, Fed giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với
các tài khoản giao dịch từ 12% xuống 10% và tồn
tại đến ngày nay.
-
Điều chỉnh lãi suất cho vay:
Fed vẫn cung cấp các
khoản vay ngắn hạn cho các thể chế nhận tiền gửi.
Từ 2003, lãi suất của Fed cho các khoản vay ngắn
hạn đối với các thể chế nhận tiền gửi được biết đến
như là lãi suất cho vay tín dụng sơ cấp và được xác
định hơi cao hơn lãi suất Quỹ liên bang. Do đó, các
thể chế nhận tiền gửi dựa vào Fed chỉ như một sự
phòng bị cho các khoản vay, vì họ có khả năng vay
được các khoản vay ngắn hạn từ các thể chế nhận
tiền gửi khác với mức lãi suất thấp hơn.
-
Các phương tiện do Fed tạo ra để đối phó với cuộc
khủng hoảng tín dụng:
Fed cũng tạo ra nhiều phương
tiện khác nhau để cung cấp các quỹ cho các thể
chế tài chính và các tập đoàn khác. Các phương
tiện này được tạo ra vì lo ngại về việc thiếu thanh
khoản trong các thị trường tài chính và nhằm mục
đích đảm bảo rằng, các hãng bền vững có thể dễ
dàng tiếp cận các nguồn tiền. Các công cụ này
bao gồm: Công cụ hỗ trợ tín dụng cho các công ty
chứng khoán hàng đầu; Chương trình đấu giá cho
vay kỳ hạn; Chương trình đấu giá cho vay chứng
khoán có kỳ hạn; Chương trình cấp vốn tín phiếu
thương mại…
Bài học cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT
của một số nước trong việc thực hiện mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, có thể rút ra một số bài học cho
Việt Nam trong điều hành CSTT như sau:
Một là,
để thực thi có hiệu quả chính sách
tiền tệ quốc gia cần phải “ổn định giá trị đồng
tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát”; thực hiện
nghiêm túc và coi đó mục tiêu quan trọng trong
việc thực hiện CSTT.
Hai là,
cần nâng cao tính độc lập tương đối cho
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tách bạch rõ vai
trò, các giải pháp cũng như tác động của CSTT và
chính sách tài khóa đến mục tiêu kiềm chế lạm
phát và mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trên
cơ sở đó, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa
CSTT, chính sách tài khóa, chính sách thương mại
và đầu tư… đến mục tiêu tổng thể là ổn định kinh
tế vĩ mô.
Ba là,
chủ động điều hành linh hoạt, phối hợp
đồng bộ các công cụ CSTT, tập trung vào điều hành
lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị
trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường
tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Bốn là,
cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô,
thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, tăng cường
công tác phân tích, thống kê, để kịp thời có các đối
sách phù hợp.
Năm là,
thiết lập hệ thống cung cấp thông tin,
thực hiện minh bạch đối với các kỳ vọng chính
sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ
quan hoạch định và thực thi chính sách. Phối hợp
của các cơ quan truyền thông để định hướng tâm
lý thị trường, hạn chế tâm lý bất lợi không đáng
có, ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vào
điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều
hành CSTT nói riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tấn Bình, Lưu Đức Thịnh (2014), Chính sách tiền tệ của NHTW
châu Âu và Cục Dự trữ liên bang Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng đã
được thực thi như thế nào?, Tạp chí khoa học Đại học Văn hiến số 05
tháng 11/2014;
2. Shujie YAO, Dan LUO and Lixia LOH (2011), On China’s monetary policy
and asset prices, China Policy Institute;
3. Một số trang web như: bankcofengland.co.uk, sbv.gov.vn...
Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của
các nước cho thấy, cần nâng cao tính độc lập
tương đối cho Ngân hàng Nhà nước, tách bạch
rõ vai trò, các giải pháp cũng như tác động của
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến
mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế.
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...86
Powered by FlippingBook