5.1. So ky 1 thang 12 - page 67

69
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Tầm quan trọng của kế toán
môi trường trong phát triển kinh tế
Những năm gần đây, vấn đề phát triển bền
vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường trở thành
xu hướng và mục tiêu chung của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Hiện thực hóa mục tiêu
trên, Chính phủ các nước đã đặt ra các yêu cầu
về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ, buộc
các doanh nghiệp (DN) phải thay đổi cách nhìn
nhận về vấn đề môi trường khi tiến hành các hoạt
động đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh. Chính
sách này đòi hỏi các DN: thể hiện trách nhiệm
bảo vệ môi trường như phải hạn chế chất thải,
làm sạch chất thải hoặc phải bồi thường thiệt hại
khi gây ra sự cố về môi trường...
Trong bối cảnh đó, kế toán môi trường ra đời
nhằm hỗ trợ các DN thực hiện nghĩa vụ với môi
trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như
vậy, ngoài sản xuất các sản phẩm để thỏa mãn
nhu cầu thị trường, các DN còn phải tạo ra các
sản phẩm thân thiện với môi trường và đảm bảo
quá trình xử lý các đầu ra khác theo đúng quy
định. Theo đó, các DN cần có sự tiếp cận mới về
phương pháp kế toán, qua đó xác định rõ chi phí
môi trường trong quản lý và sản xuất, đánh giá
được đầy đủ các chi phí môi trường nhằm cân đối
thu chi nội bộ và phân bổ vào từng sản phẩm.
Mặc dù, chưa có một định nghĩa thống nhất về
kế toán môi trường nhưng theo Liên đoàn Kế toán
quốc tế: Kế toán môi trường là một thuật ngữ có
nghĩa rộng mang nhiều hàm ý như việc đánh giá
và công bố thông tin môi trường kết hợp thông tin
tài chính trong kế toán và báo cáo tài chính; Đánh
giá và sử dụng thông tin liên quan môi trường
dưới hình thức đơn vị tiền tệ và đơn vị vật chất
trong kế toán môi trường; Việc ước tính chi phí
và tác động môi trường bên ngoài DN, thường
liên quan kế toán chi phí đầy đủ; Kế toán nguồn
lực và dòng luân chuyển của các tài nguyên thiên
nhiên dưới dạng đơn vị tiền tệ và đơn vị vật chất
(kế toán tài nguyên thiên nhiên)…
Về cơ bản, kế toán môi trường tìm kiếm và
cung cấp các thông tin quan trọng, cần thiết về
chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường;
Hướng dẫn các DN, các chủ dự án trong các quyết
định kinh tế; Khuyến khích họ nỗ lực trong việc
sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên
do con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn
chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác
thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với
môi trường sống. Kế toán môi trường tập trung
vào việc hạch toán những vấn đề có liên quan đến
môi trường mà cụ thể là hạch toán dòng vật liệu,
hạch toán chi phí, thu nhập liên quan đến môi
trường, phân tích chu kỳ sống sản phẩm, đánh
giá trách nhiệm trong việc quản lý môi trường,
đánh giá hiệu quả của việc quản lý và bảo vệ môi
trường… nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho
các nhà quản trị trong nội bộ DN.
Như vậy, kế toán môi trường không chỉ thông
qua vai trò có tính truyền thống là ghi chép và báo
cáo các thông tin tài chính, mà còn phải thể hiện
được vai trò của kế toán như là một công cụ trợ
giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong quản trị
THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP TRIỂNKHAI
KẾ TOÁNMÔI TRƯỜNGTẠI CÁC DOANHNGHIỆPVIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THÙY LINH -
Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh
Thời gian qua, hàng loạt vụ việc doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễmmôi trường đã gióng lên hồi
chuông báo động về vấn đề ô nhiễmmôi trường trong phát triển kinh tế ở nước ta. Việc đẩymạnh tái
cấu trúc và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đặt ra cho Việt Namnhiều thử thách
đối với vấn đềmôi trường. Bài viết đánh giá tầmquan trọng của kế toánmôi trường trong phát triển
kinh tế, thực trạng áp dụng kế toánmôi trường tại các doanh nghiệp và đưa ra những đề xuất nhằm
hoàn thiện kế toánmôi trường tại Việt Namthời gian tới.
Từ khóa: Kế toán quản trị,môi trường, chi phí, thuế môi trường
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...86
Powered by FlippingBook