5.1. So ky 1 thang 12 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
71
chưa có được các công cụ hữu hiệu trong quản lý
môi trường như: Thuế tài nguyên, phí ô nhiễm;
Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi
trường trong hoạt động của DN còn thiếu và chưa
đồng bộ; Các quy định về việc DN, tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm buộc phải chi trả theo nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí nhưng việc
triển khai thực hiện không mấy dễ dàng; Chế tài
xử phạt tuy đã được ban hành, song vẫn “nhẹ tay”
so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
Công tác đào tạo về kế toán môi trường ở nước
ta vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được một đội
ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực môi
trường. Trong khi đó, Hiệp hội nghề nghiệp về kế
toán chưa phối hợp được với các cơ quan, tổ chức
về môi trường để xây dựng nên một quy trình,
phương pháp riêng đối với kế toán môi trường.
Việt Nam hiện cũng chưa xây dựng được một
ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia (tài
nguyên nước, khoáng sản, rừng; các công nghệ xử
lý chất thải; các bộ tiêu chuẩn môi trường trong
từng ngành, lĩnh vực...) làm cơ sở cho quá trình
hạch toán...
Về phía DN, chỉ quan tâm đến các lợi nhuận,
lợi ích ngắn hạn mà chưa có tầm nhìn vĩ mô trong
các hoạt động sản xuất nhằm giữ gìn môi trường
để đạt tới sự phát triển bền vững. Nhận thức về
trách nhiệm xã hội của DN, tổ chức đối với cộng
đồng còn ở trình độ thấp. Nhân tố môi trường hầu
như chưa được tính đến trong các phương án sản
xuất kinh doanh của các DN…
Yêu cầu đặt ra đối với việc
áp dụng kế toán môi trường thời gian tới
Kế toán môi trường tuy đã phổ biến trên thế
giới song còn quá mới mẻ với Việt Nam. Để kế
toán môi trường phát huy được vai trò trong hoạt
động của DN trong thời gian tới, cần chú trọng
một số yêu cầu sau:
Về phía Nhà nước
Một là,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn
bản luật liên quan đến môi trường và bảo vệ
môi trường một cách đồng bộ với sự tham gia
và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng,
các tổ chức bảo vệ môi trường, các hiệp hội nghề
nghiệp. Chính phủ cũng cần phối hợp với hiệp
hội nghề nghiệp để ban hành những chuẩn mực
về kế toán môi trường, quy định những thông tin
môi trường trình bày trong báo cáo cung cấp cho
bên ngoài DN, nhằm đảm bảo sự thống nhất quản
lý về môi trường.
Hai là,
đẩy mạnh việc đưa môn học kế toán môi
trường, kế toán quản trị môi trường vào hệ thống
giáo dục nghề nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay, xét về
khía cạnh giáo dục và đào tạo, kế toán môi trường
được đưa vào giảng dạy một cách sơ sài trong
chương trình của ngành Quản lý môi trường. Kế
toán môi trường cần được xem xét đưa vào chương
trình đào tạo tại các trường kinh tế, đặc biệt là
chuyên ngành Kế toán - kiểm toán ở các bậc đại học,
cao học, từ đó giúp chúng ta xây dựng được một đội
ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường, mang đến sự phát
triển bền vững cho DN Việt Nam.
Về phía doanh nghiệp
Một là,
thay đổi nhận thức và trách nhiệm xã
hội của mình đối với vấn đề môi trường. Các nhà
quản trị DN cần thường xuyên quan tâm cập nhật
và thực hiện kế toán môi trường trong các DN,
nhất là đối với các DN sản xuất; Chú trọng đầu
tư nguồn lực tài chính và nhân lực cho bộ máy kế
toán, trong đó có kế toán môi trường.
Hai là,
có thể lựa chọn vận dụng từ kinh nghiệm
kế toán quản trị môi trường từ các nước Mỹ, Đức,
Nhật Bản, Hàn Quốc cho phù hợp với điều kiện
hoạt động của DN mình. Kinh nghiệm quốc tế cho
thấy, kế toán môi trường thường được áp dụng tại
các DN có quy mô lớn có nguồn tài chính dồi dào
và chính sách hoạt động nghiêm ngặt. Do vậy, đối
với các DN Việt Nam, trong giai đoạn đầu, nên
được thử nghiệm công tác kế toán môi trường tại
một dây chuyền hoặc một bộ phận trước khi tiến
hành áp dụng đại trà cho toàn bộ DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội,(2010), Luật Thuế Bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/
QH12) ngày 15/11/2010;
2. Chính phủ, (2011), Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường;
3. PGS., TS. Phạm Đức Hiếu, PGS., TS Nguyễn Thị Kim Thái, Kế toán môi
trường trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2012;
4. Trần Phước Hiền, Định hướng xây dựng kế toán quản lý môi trường ở
Việt Nam, Luận Văn thạc sĩ, TP. Hồ Chí Minh, 2014;
5. Nguyễn Chí Quang, 2003, Cơ sở hạch toán môi trường.
Mục tiêu kỳ vọng đạt được của quy định về
thuế môi trường là tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước. Nghĩa là, lấy từ người gây ô
nhiễm và thiệt hại cho môi trường để bù đắp
cho các chi phí xã hội.
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...86
Powered by FlippingBook