5.1. So ky 1 thang 12 - page 56

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dụng thuế suất MFN hay không, nếu có thì thời gian
áp dụng có thể kéo dài từ 6 tháng, nếu trong thời gian
xem xét ra quyết định áp dụng thuế MFN mà lượng
hàng của Việt Nam xuất khẩu vượt quá 150% mức
“phòng vệ ngưỡng” thì thời gian áp dụng có thể kéo
dài thêm 3 tháng nữa. Do vậy, lợi ích ưu đãi với mặt
hàng này theo đó cũng bị hạn chế một phần, mặt khác
cơ chế phân bổ và giám sát chỉ tiêu cũng tạo thêm thủ
tục hành chính cho cả cơ quan quản lý nhà nước và
doanh nghiệp.
Về giày dép, trongHiệp định FTAViệt Nam-EAEU,
mức thuế suất thuế nhập khẩu giày dép sẽ giảm từ
10% xuống 0%, đồng thời phía EAEU cũng áp dựng
cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không
cam kết. Mặt hàng giày thể thao, giày thể dục, là các
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong lĩnh vực
giày dép đã hưởng thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu
lực nếu đáp ứng mô tả hàng hóa trên giấy chứng nhận
xuất xứ, mở ra cơ hội lớn cho ngành giày dép Việt
Nam. Tuy nhiên, yêu cầu của EAEU đặt ra là không
được phép chia nhỏ lô hàng, cho nên việc vận dụng
lợi thế về thuế dự kiến là khó khăn, bởi các hãng giày
lớn thường đưa hàng đến các điểm trung chuyển lớn
ở châu Âu, từ đó mới phân phối sang EAEU.
Đối với ngành Thủy sản, phía Liên minh cam kết
mở cửa có lộ trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối
đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được
xoá bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu
lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu
trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam
vào EAEU), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt
Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Ngay khi Hiệp
định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy
sản từ Việt Nam giảm từ 10% xuống còn 0%, trong
đó có nhóm hàng thủy sản chế biến của Việt Nam…
Những ưu đãi trên, cho thấy đây là cơ hội rất lớn cho
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, đẩy mạnh xuất
khẩu, chiếm lĩnh thị trường EAEU…
Một số lưu ý khi xuất khẩu vào EAEU
Để tận dụng những cơ hội và ứng phó hiệu quả
những thách thứcmàHiệp định FTAViệt Nam - EAEU
mang lại, không có cách nào khác là mỗi doanh nghiệp
cần nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến
lược, giải pháp mới trong việc tạo ra các sản phẩm
có giá trị cao, nâng cao sức cạnh tranh cũng như trụ
vững trên thị trường trong nước. Cụ thể là cần nhanh
chóng nắm bắt đầy đủ về lộ trình cắt giảm thuế nhập
khẩu liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
mình và chủ động xây dựng chiến lược phù hợp trong
ngắn hạn, dài hạn gắn với các lộ trình giảm thuế. Quan
trọng hơn là cần phải nắm rõ các quy tắc xuất xứ trong
Hiệp định FTAViệt Nam – EAEU.
Bộ Công thương lưu ý, Hiệp định FTA Việt Nam
- EAEU cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi
thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc
nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một
cách có hệ thống. Bên nhập khẩu áp dụng ngừng
ưu đãi theo từng bước đối với lô hàng vi phạm; đối
với hàng hoá của các doanh nghiệp có liên quan; đối
với toàn bộ hàng hoá giống hệt theo phân loại danh
mục hàng hoá (HS cấp độ 8-10 số) nếu các biện pháp
trước không đủ để ngăn chặn các hành vi gian lận.
Thời gian áp dụng tạm ngừng ưu đãi là 04 tháng và
được phép gia hạn 03 tháng. Do đó, doanh nghiệp
cần phân biệt Điều khoản Tạm dừng cho hưởng ưu
đãi nêu trên và Điều khoản Từ chối cho hưởng ưu
đãi. Điều khoản Từ chối cho hưởng ưu đãi chỉ áp
dụng đối với lô hàng có nghi ngờ gian lận xuất xứ tại
thời điểm nhập khẩu. Quy định này không áp dụng
đối với hàng hóa liên quan hoặc doanh nghiệp liên
quan. Lô hàng sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi sau
khi có kết quả xác minh đạt xuất xứ theo Hiệp định
FTA Việt Nam - EAEU.
Quy định về hợp tác hành chính, Hiệp định yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền hai bên thông báo mẫu
con dấu của tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng
nhận xuất xứ theo Hiệp định (C/O EAV). Đây là một
bước tiến so với nhiều FTAmà Việt Nam đã ký trước
đây. Quy định mới này tạo thuận lợi hơn cho doanh
nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa, sự khác
biệt về mẫu chữ ký không còn là nguyên nhân khiến
C/O bị ngi ngờ tính xác thực.
Riêng Quy định về mức linh hoạt, Hiệp định cho
phép áp dụng nguyên tắc linh hoạt 15% tính theo giá
FOB đối với đơn vị sản phẩm hoặc bộ sản phẩm. Ví
dụ, một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ vẫn
được coi là có xuất xứ khi 15% trị giá tổng sản phẩm
không đạt xuất xứ. Mức linh hoạt này là 15% tính theo
giá xuất xưởng trong khuôn khổ GSP và 10% theo giá
FOB tại các FTAViệt Nam đã tham gia.
Các dòng hàng áp dụng tiêu chí giá trị gia tăng
VAC (Value Added Content) chủ yếu ở mức 40% trị
giá FOB, tương đương hàm lượng giá trị khu vực RVC
(Regional Value Content) 40% trong các FTAViệt Nam
ký cùng ASEAN. Riêng một số mặt hàng cần bảo hộ
như máy móc, ô tô, VAC áp dụng là 50-60% FOB. Các
dòng hàng áp dụng tiêu chí công đoạn sản xuất cụ thể
gồm máy móc, phương tiện, sắt thép, dệt may…
Tài liệu tham khảo:
1. 10 hiệp định FTA quan trọng mà Việt Nam đã ký kết;
2. Tìmhiểu về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định FTA Việt Nam tham gia;
3. Một số website: trungtamwto.vn, mof.gov.vn, moit.gov.vn…
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...86
Powered by FlippingBook