k1 t5 - page 24

26
tài chính đối với giáo dục đại học
học bổng trong vòng 10 năm qua cũng được ban hành
tương đối đầy đủ và hoàn thiện, tập trung vào các đối
tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, người khuyết
tật con em các gia đình hộ nghèo và sinh sống ở những
vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn...
Xét trên các chỉ tiêu lớn toàn Ngành đến năm 2016,
GD&ĐT Việt Nam đã đạt các kết quả đề ra đến năm
2020 như: Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi tiểu học, tỷ lệ người
biết chữ và quy mô sinh viên các hệ đào tạo/vạn dân.
Kết quả này có được là nhờ tới sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước trong việc bố trí kinh phí chi sự
nghiệp GD&ĐT trong thời gian qua. Thực vậy, chỉ tính
riêng năm 2016, tổng nguồn NSNN dành cho lĩnh vực
GD&ĐT đã là 246.924 tỷ đồng (trong đó chi thường
xuyên là 195.604 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển là 39.320
tỷ đồng), chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN, đảm bảo
tỷ lệ theo Nghị quyết 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội.
Kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung cómục tiêu
để hỗ trợ các địa phương thực hiện các chế độ, chính
sách đã ban hành là 14.344 tỷ đồng, gồm:
- Bố trí 4.030 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn,
giảm học phí và chi phí học tập cho đối tượng học sinh,
sinh viên là con em các hộ nghèo, học sinh diện chính
sách, học sinh cóhoàn cảnhkhó khăn tại vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn và chính sách cử tuyển.
- Bố trí 4.041 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương thực hiện
chính sách phát triển giáo dục theo các Nghị quyết của
Đảng, Quốc hội, Luật Giáo dục, gồm: Hỗ trợ chuyển
đổi giáo viên bán công vào công lập; hỗ trợ lương giáo
viên mầm non đang làm việc theo chế độ hợp đồng tại
các cơ sở bán công chưa chuyển sang công lập.
- Bố trí 2.426 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương thực
hiện các chính sách phát triển giáo dục ở vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Hỗ trợ tiền
Công tác phát triển
giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả ghi nhận
Trong 2 thập kỷ qua, ngân sách nhà nước (NSNN)
đầu tư cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã được Quốc
hội và Chính phủ quyết định theo hướng ưu tiên để tăng
cường nguồn lực con người. Tỷ lệ chi tiêu công dành cho
giáo dục liên tục tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối
qua các năm, cùng với nhiều chính sách được áp dụng
nhằm cải thiện khả năng tiếp cập cho học sinh, tăng
cường chất lượng giáo dục và đảm bảo đời sống cho
đội ngũ giáo viên. Các chính sách về miễn giảm học phí,
Tháogỡnhững“nút thắt”trongthực hiện
chính sáchtài chính chogiáodục và đàotạo
Phòng Sự nghiệp văn hoá, giáo dục và khoa học -
Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính)
Trong những nămqua, mặc dù điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Đảng vàNhà nước
vẫn quan tâmdànhmột tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho giáo dục đào tạo, góp phần tăng cường
chất lượng giáo dục. Theo đó, công tác phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều kết quả đáng
ghi nhận, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức, nhất là về vấn đề phân bổ chi tiêu hiệu
quả và công bằng. Nhận diện những khó khăn và thách thức, bài viết đề xuấtmột vài giải pháp nhằm
tháo gỡ những ”nút thắt” trong thực hiện chính sách tài chính cho giáo dục đào tạo.
Từ khóa: Giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Despite difficulties in the past years, the
Party and Governent still have invested a
large proportion of state budget in education
and training to promote its performance.
Therefore, the education and training
development has experienced recognizeable
results, however, there have also been
limitations and challenges particularly in
expenditure allocation, effectiveness and
equality. Having perceived those difficulties,
this article recommends some solutions to
releasing the “bottlenecks” in implementing
financial policies for education and training.
Keywords: Education and training, state budget,
financial policy, secondary school, high school
Ngày nhận bài: 5/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 7/4/2017
Ngày nhận phản biện: 30/4/2017
Ngày chấp nhận đăng: 2/5/2017
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...110
Powered by FlippingBook