k1 t5 - page 26

28
tài chính đối với giáo dục đại học
(iii) Về cơ chế phân bổ ngân sách:
Ngân sách phân bổ cho các địa phương hiện này
dựa trên dân số ở độ tuổi đi học. Do tác động của quá
trình đô thị hóa, người dân ở khu vực nông thôn có
xu hướng di chuyển tới công tác ở các thành phố lớn
nơi có các khu công nghiệp, trong khi hộ khẩu vẫn ở
địa phương. Như vậy, định mức phân bổ ngân sách
thường không phù hợp trong thực tế. Một giải pháp
cho vấn đề này là xây dựng các định mức phân bổ
theo số lượng nhập học. Tuy vậy, công tác thống kê
hiện nay của Việt Nam cũng thực sự đáp ứng được
yêu cầu để thực hiện.
Theo báo cáo của 63 địa phương, ngân sách chi sự
nghiệp GD&ĐT năm 2015 chủ yếu là chi cho con người
(tỷ lệ 80/20 theo mức lương cơ sở là 730 nghìn), cụ thể:
16/63 tỉnh (25,4%) đạt tỷ lệ từ 20% trở lên; còn lại dưới
20%, cá biệt có 7/63 tỉnh dưới 10% (tỷ lệ 11,1%); chi cho
các hoạt động giảng dạy và học tập chiếm tỷ lệ thấp.
Thực tế này đã tạo ra những khó khăn, bất cập, làm ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục, nhất là tại
các cơ sở giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Những vấn đề đặt ra
Nhìn chung công tác phát triển giáo dục và đào tạo
đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy
nhiên, để tháo gỡ những ”nút thắt” còn tồn tại, vẫn cần
giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
cơ chế tiền lương cần được rà soát lại, đặt
trên mối quan hệ tổng thể với các ngành nghề và phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương.
Nhà nước tiếp tục có chính sách ưu đãi với nhà giáo
công tác ở một số vùng miền dựa trên thực tế điều kiện
công tác. Đối với các vùng thành thị và các bậc học cao
hơn như cao đẳng, đại học, sau đại học cần quyết tâm
thực hiện chính sách chia sẻ chi phí đào tạo giữa người
học và Nhà nước.
Thứ hai,
rà soát mô tả công việc của giáo viên và tăng
thời lượngđứng lớp lênmức tươngđương so với quốc tế
để tạo điều kiện cho các trường học nâng cao thời lượng
giảng dạy sinh viên mà không làm tăng chi thường
xuyên một cách đáng kể. Rà soát lại các hình thức phụ
cấp giáo viên và thang bảng lương thiên về thâm niên
để đơn giản hóa các loại phụ cấp khác nhau và gắn kết
nhiều hơn giữa lương với hiệu quả hoạt động.
Thứ ba,
cơ chế phân bổ ngân sách cần được nghiên
cứu, sửa đổi để nâng cao hiệu quả; Tiếp tục đảm bảo tỷ
lệ 20% tổng chi NSNN cho GD&ĐT. Trong đó, đối với
chi thường xuyên, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo
dục hàng năm tương ứng tỷ lệ tăng chi NSNN để thực
hiện mục tiêu phổ cập giáo dục theo Nghị quyết số 29/
NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Thứ tư,
đối với giáo dục phổ thông (giáo dục phổ
thông, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng chi NSNN dành cho
lĩnh vực GD&ĐT): Nghị quyết 21/NQ-TW, về đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đặt ra yêu cầu: Nâng
cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt
buộc 9 năm từ sau năm 2020; trong giai đoạn 2017-2020
và sau 2020, Nhà nước tiếp tục đảm bảo chi đầu tư và
phần lớn kinh phí hoạt động thường xuyên đối với giáo
dục phổ thông như giai đoạn 2011-2015. Tuy vậy, với
việc thực hiện việc điều chỉnh học phí theo quy định
tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP (Mức thu học phí phù
hợp với điều kiện kinh tế của địa bàn dân cư, khả năng
đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số
giá tiêu dùng hàng năm), từ đó, cần thực hiện tính toán
để giảm phần hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với
các địa phương để thực hiện các chính sách về cấp bù
miễn, giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non
và phổ thông tương ứng với lộ trình điều chỉnh học phí
tại các địa phương đảm bảo phù hợp.
Thứ năm,
đối với khối GDĐH và giáo dục nghề
nghiệp (đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề - chiếm tỷ lệ khoảng từ 10-15% tổng chi
NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT): Đây là cấp học đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao
động. Theo đó, cần thực hiện quyết liệt các giải pháp về
cơ cấu lại chi NSNN đối với khối GDĐH và giáo dục
nghề nghiệp theo hướng: Không bao cấp dàn trải đối
với tất cả các cơ sở đào tạo; Thực hiện nguyên tắc từng
bước tăng thu từ người học để bù đắp chi phí đào tạo
theo lộ trình điều chỉnh giá, phí quy định tại Nghị định
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Nhà nước hỗ trợ trực
tiếp học phí đối với một số đối tượng thuộc diện chính
sách; cho vay tín dụng ưu đãi đối với sinh viên thuộc
gia đình nghèo, cận nghèo.
Thứ sáu,
cần rà soát các chính sách an sinh xã hội,
trong đó đặc biệt chú ý đến sự tương quan giữa giáo
dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và GDĐH do
hiện nay các cấp bậc học này do 2 Bộ GD&ĐT và Bộ
Lao động Thương binh Xã hội cùng quản lý. Điều này
dẫn tới sự chồng lấn về mặt chính sách, nhiều chính
sách quy định không đảm bảo cùng mặt bằng và đối
tượng hỗ trợ.
Tài liệu thamkhảo:
1. Quyết định 53/2015/QĐ-TTg ngay 20/10/2015 cua Thu tương Chinh phu quy đinh
vê chinh sach nôi trú đôi vơi hoc sinh, sinh viên hoc cao đẳng, trung câp;
2. Nghị quyết 29-NQ/TWngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8, Khoá XI về đổi
mớicănbản,toàndiệngiáodụcđàotạo,đápứngyêucầuCNH,HĐHtrongđiềukiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;
3. Quyết định 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại
các cơ sở GDĐH.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...110
Powered by FlippingBook