k1 t5 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
27
ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú đang học tại các
trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị trường
phổ thông dân tộc bán trú; hỗ trợ học bổng học sinh
dân tộc nội trú.
- Bố trí 250 tỷ đồng hỗ trợ học bổng, hỗ trợ phương
tiện, đồ dùng học tập để thực hiện chính sách giáo dục
đối với người khuyết tật theo quy định của Luật Người
khuyết tật, Luật Giáo dục.
- Bố trí 165 tỷ đồng thực hiện Chương trình Đảm
bảo chất lượng trường học (SEQAP) theo phương thức
nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí trực tiếp vào NSNN.
Bên cạnh đó, NSNN cũng bố trí 742 tỷ đồng để chi
thực hiện các Chương trình, Đề án đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng tại nước ngoài. Bố trí 2.380 tỷ đồng
thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ về phát triển giáo
dục, đào tạo và dạy nghề thông qua Chương trìnhMục
tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình
Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững và một số
Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- Bố trí 11.757 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào
tạo thuộc các bộ, cơ quan Trung ương...
Nguồn lực tài chính nêu trên đã cơ bản đảm bảo
kinh phí cho hoạt động thường xuyên và tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở GD&ĐT ở
từng cấp để từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng
giảng dạy và để thực hiện các nhiệm vụ lớn của ngành
Giáo dục. Bên cạnh nguồn đầu tư trực tiếp cho GD&ĐT
theo cơ cấu NSNN, lĩnh vực GD&ĐT còn được phân
bổ thêm từ nguồn chi NSNN dành cho lĩnh vực khoa
học và công nghệ để tăng cường cơ sở vật chất các cơ
sở nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm trọng điểm,
triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học...
Một số tồn tại và thách thức
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, vẫn còn nhiều
tồn tại và thách thức, đặc biệt là vấn đề phân bổ chi tiêu
hiệu quả và công bằng.
Khảo sát cho thấy, trong cơ cấu chi của NSNN, hiện
nay đang tồn tại 2 vấn đề rất quan trọng, đó là cơ cấu
chi tiền lương cho giáo viên và chế độ dành cho học
sinh, sinh viên thuộc các gia đình chính sách. Cụ thể:
(i) Thâm niên và loại hình giảng dạy của giáo viên
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tiền lương
của giáo viên:
Hiện nay, ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng tiền
lương của giáo viên phụ thuộc vào yếu tố thâm niên
và loại hình giảng dạy. Các giáo viên được hưởng phụ
cấp ưu đãi theo ngành nghề, từ 25 đến 70% so với công
chức, viên chức hưởng lương khác từ NSNN. Tuy
nhiên, trong thực tế, trừ giáo dục mầm non, các cấp bậc
học khác đều đang xảy ra tình trạng thừa giáo viên, dẫn
tới việc các giáo viên đều thiếu giờ dạy theo quy định.
Theo đó, mặc dù tiền lương được tính đủ (vào cao hơn
các ngành khác 25-70%) nhưng hầu hết các giáo viên
đều có thời gian đứng lớp rất thấp. Theo thống kê của
OECD, thời gian đứng lớp của giáo viên Việt Nam là
thấp nhất so với tất cả các quốc gia trên thế giới, chỉ
bằng khoảng 3/4 so với mức trung bình của các quốc
gia khu vực Đông NamÁ đối với cấp tiểu học và 2/3 so
với cấp trung học cơ sở.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ cấu tiền lương
cho giáo viên là loại hình giảng dạy. Theo đó, các giáo
viên, cán bộ quản lý công tác ở các cơ sở giáodục chuyên
biệt, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
được hưởng nhiều loại phụ cấp ưu đãi. Chính sách này
được áp dụng từ 15 năm qua, trong khi, cùng với sự
phát triển kinh tế xã hội, khoảng cách, khó khăn về địa
lý đang bị xóa nhòa, dẫn tới tâm lý các giáo viên thích
được công tác ở các vùng được xác định là có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để được hưởng ưu đãi.
Đặc biệt một vấn đề đặt ra là cùng công tác tại vùng có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng công
chức các ngành nghề khác lại không được hưởng chế
độ ưu đãi như giáo viên.
Phụ cấp thâm niên cũng là một đặc thù của ngành
giáo dục, các nhà giáo công tác lâu năm (trên 5 năm)
được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo năm công
tác. Cùng với việc tăng lương theo ngạch bậc, dẫn tới
lương của các nhà giáo có thâm niên lâu rất cao so với
mặt bằng chung. Tuy vậy, đây không phải là cách hiệu
quả để thu hút giáo viên trẻ có tài năng và chưa gắn với
hiệu quả công việc.
(ii) Chế độ dành cho học sinh, sinh viên thuộc các
gia đình chính sách:
NSNN chi trả các chính sách dành cho học sinh, sinh
viên cũng chiếmmột tỷ trọng rất lớn trong tổng chi ngân
sách. Kinh phí này năm 2016 là 14.344 tỷ đồng từ ngân
sách trungương, chưa bao gồmcác nhiệmvụ chi do ngân
sách địa phương đảmbảo. Việc chi trả tiền lương và đảm
bảo các chính sách quá lớndẫn tới ngân sáchdành cho chi
đầu tư phát triển GD&ĐT bị thu hẹp đáng kể.
Hiện nay có tới 13 văn bản ở cấp Nghị định của
Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
quy định về các chế độ, chính sách an sinh xã hội trong
lĩnh vực GD&ĐT. Các văn bản này quy định khoảng
40-50 chính sách an sinh làm phát sinh chi phí từ
NSNN. Nhiều chính sách quy định chồng chéo về tên
gọi (ví dụ hỗ trợ học tập”, “hỗ trợ chi phí học tập”, “hỗ
trợ tiền ăn”, “học bổng chính sách”), phạm vi và đối
tượng của các chính sách cũng được quy địnhmột cách
không nhất quán...
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...110
Powered by FlippingBook