k1 t5 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
29
rộng hoạt động để tăng nguồn thu, tăng thu nhập
cho người lao động; Tăng tích lũy cho đầu tư cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động
giáo dục và đào tạo; Các đơn vị đã được chủ động
hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
quản lý, sử dụng kinh phí.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, quá trình triển
khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn vướng một số
hạn chế như: Ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn
thực hiện cấp phát theo cách bình quân, chưa gắn
kết việc giao kinh phí cho đơn vị với số lượng, chất
lượng dịch vụ giáo dục và đào tạo, nên chưa khuyến
khích các đơn vị nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài
ra, nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học
(GDĐH) là nguồn thu học phí với mức rất thấp, chỉ
đáp ứng một phần nhỏ chi phí đào tạo, chưa đáp
ứng được yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục...
Từ những tồn tại, hạn chế trên, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Nghị định khung
áp dụng chung cho các đơn vị sự nghiệp). Trên cơ
sở đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
95/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 về kế hoạch triển khai
thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP, trong đó giao
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì xây dựng
và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo. Để cụ thể hóa các nội dung,
hiện nay Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng Nghị
định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
công lập hướng theo các mục tiêu sau:
i) Tăng cường hơn nữa việc giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học.
ii) Xây dựng lộ trình, từng bước xóa bỏ bao cấp
N
gày 25/4/2006, Chính phủ ban hành Nghị
định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập. Sau hơn 7 năm thực
hiện, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã đạt được kết quả
nhất định đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và
đơn vị sự nghiệp ngành giáo dục nói riêng. Cụ thể
như: Góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính; Mở
địnhhướngđổi mới cơ chế tự chủ
đối với giáodục đại học công lập
Nguyễn Quang Thành
- Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính)
Sau hơn 10 năm triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (ngày 25/4/2006) của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp ngành
Giáo dục nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, song cũng gặp những khó khăn trong
triển khai quy định này. Nhằm khắc phục những tồn tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng
Nghị định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập trình Chính phủ ban hành, trong đó,
đề xuất nhiều nội dung mới nhằm tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Từ khóa: Giáo dục và đào tạo, đại học công lập, tự chủ, đơn vị sự nghiệp, biên chế, tài chính
After more than 10 years implementing the
Decree No-43/ND/CP dated April 25th 2006
of the Government regulating autonomy, self-
responsibility, organizing, staffs and financial
mechanism for the public civil services, these
units has achieved encouraging results,
however, there have also been difficulties in
conducting this regulation. To combat these
problems, MOET is building a new decree
on the autonomy for public higher education
institutions consisting new contents to
consolidate these autonomies and self-
responsibilities.
Keywords: Education and training, public
university, autonomy, civil service agency, staffs,
finance
Ngày nhận bài: 16/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 18/4/2017
Ngày nhận phản biện: 2/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 4/5/2017
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...110
Powered by FlippingBook