k1 t5 - page 28

30
tài chính đối với giáo dục đại học
qua giá, phí cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo
theo hướng từng bước tính đủ chi phí đào tạo, phù
hợp với khả năng NSNN và khả năng chi trả của
người dân, tạo điều kiện cơ cấu lại ngân sách chi cho
lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
iii) Phân định rõ giá, phí theo từng loại dịch vụ
giáo dục, đào tạo được hỗ trợ NSNN và dịch vụ giáo
dục, đào tạo không được NSNN hỗ trợ; Phân định
rõ quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị được giao
quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
và tài chính gắn với mức độ tự chủ về tài chính và
chuyên môn của đơn vị.
iv) Thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng
giao nhiệm vụ cho các đơn vị dựa trên cơ sở hệ
thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu
chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ trong
lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
v) Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật tạo căn cứ pháp lý rõ ràng, minh bạch đối với
hoạt động cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, dự thảo
Nghị định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại
học công lập đề xuất các nội dung nhằm tăng cường
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển giá dịch
vụ theo cơ chế thị trường, trên cơ sở tính đúng, tính
đủ chi phí hợp lý. Cụ thể:
Về giá dịch vụ giáo dục đào tạo
Theo dự thảo Nghị định về cơ chế tự chủ của cơ
sở giáo dục đại học công lập, học phí và giá dịch vụ
khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy
định cụ thể như sau:
- Học phí được quy định cụ thể đối với từng loại
hình đơn vị tự chủ: Đơn vị tự đảm bảo chi thường
xuyên và chi đầu tư được tự quyết định mức thu
học phí; Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, được
thực hiện mức thu tính đủ chi phí đào tạo; Đơn vị
tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, được thực
hiện mức thu theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo;
Đơn vị do ngân sách đảm bảo chi thường xuyên,
thực hiện mức thu học phí theo quy định hiện hành.
- Đối với dịch vụ khác trong lĩnh vực GD&ĐT sử
dụng NSNN: Giá dịch vụ được xác định trên cơ sở
định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ
quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ
chi phí, cụ thể: Đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền
lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; Đến năm
2020, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp,
chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Đối với dịch vụ khác trong lĩnh vực GD&ĐT
không sử dụng NSNN: Các đơn vị được tự xác định
giá bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy theo quy
định pháp luật về giá.
Về điều kiện thực hiện tự chủ
đối với cơ sở giáo dục đại học
Để bảo đảm phù hợp với Luật GDĐH, quy định
tự chủ phải căn cứ vào kết quả kiểm định và năng
lực chuyên môn, dự thảo Nghị định về cơ chế tự chủ
của cơ sở giáo dục đại học công lập quy định các cơ
sở GDĐH: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu
tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên.
Đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi
thường xuyên được thực hiện tự chủ về hoạt động
đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức bộ máy, nhân
sự và tài chính, khi bảo đảm các điều kiện: Đã xác
định rõ sứ mệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà
trường; Đã thành lập Hội đồng trường; Đảm bảo
tỷ lệ học sinh, sinh viên chính quy/giáo viên, giảng
viên cơ hữu theo quy định hiện hành; Đáp ứng các
điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; Không vi
phạm các quy định khác về tuyển sinh, tổ chức,
quản lý đào tạo; Đã đăng ký kiểm định chất lượng
giáo dục theo quy định; Có giải pháp tự chủ về tài
chính để tạo được các nguồn tài chính hợp pháp,
đáp ứng các hoạt động của nhà trường.
Tự chủ về hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ
Tự chủ thực hiện hoạt động đào tạo, khoa học
công nghệ được quy định theo 4 mức tự chủ khác
nhau, mức độ tự chủ sẽ giảm dần phù hợp với 4 loại
đơn vị: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu
tư; tự bảo đảm chi thường xuyên; tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước
bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên. Cụ thể:
Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
được tự chủ:
- Mở ngành đào tạo trong danh mục cấp IV hoặc
thí điểm mở ngành đào tạo ngoài danh mục cấp
IV theo nhu cầu xã hội, khi đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ GD&ĐT;
Quyết định quy mô đào tạo của đơn vị mình, xác
định chỉ tiêu tuyển sinh theo nhu cầu xã hội; Quyết
định các hoạt động đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra,
đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; Quyết
định liên kết đào tạo; Thực hiện cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng.
- Quyết định mô hình tổ chức, phương thức hoạt
động, bố trí ngân sách dành cho hoạt động khoa học
công nghệ; Quyết định hướng nghiên cứu, phương thức
thực hiện thươngmại hóa kết quả nghiên cứu khoa học...
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...110
Powered by FlippingBook