k1 t5 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
33
công lập được xác định như cơ quan nhà nước, còn
các tài sản có tính chất đặc thù chuyên dùng được
giao cho các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung
ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành.
Thứ hai,
đã thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí việc
sử dụng tài sản công, đặc biệt là nhà, đất, xe ô tô của
các đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
Nhà nước giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định và quy hoạch
được duyệt; số tài sản dôi dư sau sắp xếp hoặc
không còn phù hợp với quy hoạch, không còn nhu
cầu sử dụng được điều chuyển cho các cơ quan, đơn
vị khác sử dụng hoặc bán, chuyển nhượng, chuyển
mục đích sử dụng để tạo nguồn vốn đầu tư xây
dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt
động sự nghiệp.
Thứ ba,
tổ chức công nhận đơn vị sự nghiệp công
lập đủ điều kiện và tổ chức xác định giá trị tài sản
để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn
cho doanh nghiệp. Đến nay, đã có 74 bộ, ngành,
địa phương quyết định công nhận 2.738 đơn vị sự
nghiệp công lập (trong đó có nhiều cơ sở GDĐH)
đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản
để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho
doanh nghiệp. Nhiều đơn vị sau khi được Nhà nước
giao tài sản theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp
đã phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để
vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa
nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho
người lao động, tăng khả năng tự chủ về mặt tài
chính và đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Thứ tư,
công tác quản trị tài sản trong các cơ sở
GDĐH đã dần đi vào nề nếp. Phần lớn các cơ sở
giáo dục đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài
sản, trong đó phân định cụ thể quyền hạn, trách
nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu,
từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản,
bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản. Việc
sử dụng tài sản sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định
mức, đã từng bước được khắc phục.
Thứ năm,
triển khai thực hiện một số phương
thức mới trong quản lý, sử dụng tài sản công như:
mua sắm tập trung, đầu tư xây dựng công trình sự
nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu
tư công - quản lý tư. Nhà nước cũng đã ban hành
chính sách ưu đãi trong sử dụng đất đai, tài sản nhà
nước ở mức cao nhất để khuyến khích xã hội hóa
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; quy định cơ
chế tài chính để khuyến khích các cơ sở giáo dục di
dời theo quy hoạch xây dựng đô thị; chuyển đơn vị
sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản
lý, sử dụng, khai thác tài sản công trong các cơ sở
GDĐH nói riêng, đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế.
Một là,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
công lập còn một số bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu
đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập,
khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất
thoát, lãng phí, tham nhũng.
Cách phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước với cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa có sự
trùng khớp, dẫn tới quá trình tổ chức thực hiện còn
có cách hiểu và cách áp dụng pháp luật khác nhau.
Để được sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh
dịch vụ, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện nhiều thủ
tục, trong đó có những thủ tục không cần thiết. Đối
tượng được phép sử dụng tài sản vào mục đích có
tính chất kinh doanh dịch vụ còn hẹp, chủ yếu tập
trung vào nhóm đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm chi thường xuyên.
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản
công áp dụng cho các cơ sở GDĐH còn mang tính
hành chính, được thực hiện theo quy định chung
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, hạn
chế tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các đơn
vị. Trong khi đó, công tác kiểm soát tiêu chuẩn, định
mức trong đầu tư, xây dựng, mua sắm, xử lý tài sản
còn chưa được thường xuyên, chặt chẽ.
Hai là,
phương thức trang bị tài sản cho các cơ sở
GDĐH chủ yếu bằng hiện vật, việc sử dụng công cụ
thị trường còn ít, nguồn hình thành tài sản chủ yếu
từ ngân sách nhà nước (theo CSDL về tài sản nhà
nước, nguồn ngân sách trong nguyên giá nhà chiếm
89%, ô tô chiếm 73,57%, tài sản khác chiếm 80,42%),
đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) hầu
như chưa được áp dụng. Việc đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất còn thiếu tính liên kết, các đơn vị đều
phải tự đầu tư xây dựng các tiện ích có thể sử dụng
chung (như: thư viện, phòng thí nghiệm, khu tập
luyện thể dục thể thao, ký túc xá...) trong bối cảnh
thiếu quỹ đất và nguồn lực tài chính cho đầu tư.
Ba là,
việc giao tài sản cho cơ sở GDĐH công lập
quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp để
đơn vị được phép sử dụng tài sản vào mục đích
kinh doanh dịch vụ còn chậm. Đến nay, một số bộ,
ngành, địa phương vẫn chưa hoàn thành việc công
nhận đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được
Nhà nước giao tài sản theo thời hạn quy định. Số
lượng các đơn vị đã có quyết định giao tài sản, đồng
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...110
Powered by FlippingBook