k1 t5 - page 34

36
tài chính đối với giáo dục đại học
năm qua, các cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt
Nam được thành lập và quản lý ở nhiều cấp độ khác
nhau. Chính phủ trực tiếp quản lý 02 đại học quốc
gia, các cơ sở giáo dục đại học còn lại chịu sự quản
lý, chỉ đạo của các bộ, địa phương. Các cơ sở giáo dục
đại học công lập thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp công,
có chức năng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học nên
cơ chế tài chính và hoạt động của các cơ sở giáo dục
đại học công lập hiện nay được thực hiện theo cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các cơ
sở giáo dục đại học công lập nói riêng hiện nay được
hình thành và khởi nguồn từ việc thực hiện thí điểm
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
trong giai đoạn 2002-2006 theo Nghị định 10/2002/
NĐ-CP ngày 16/01/2002, tiếp đến là Nghị định
43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Trải qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị định
43/2006/NĐ-CP đã góp phần nâng cao tính chủ
động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học công
lập; huy động được sự đóng góp và tham gia tích
cực của cộng đồng xã hội cho phát triển hoạt động
giáo dục đại học, nhờ đó làm tăng nguồn thu sự
nghiệp và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức; tính
công khai, minh bạch và dân chủ trong các quyết
định và hoạt động tại các cơ sở giáo dục đại học
công lập cũng được tăng cường.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng
cho thấy những hạn chế, bất cập của Nghị định
Cơ chế tự chủ tài chính
đối với cơ sở giáo dục đại học công lập
Theo Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13
ngày 18/6/2012 thì cơ sở giáo dục đại học trong hệ
thống giáo dục quốc dân bao gồm các trường cao
đẳng; trường đại học, học viện; viện nghiên cứu khoa
học được đào tạo tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học Việt
Nam gồm cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo
dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn
đầu tư nước ngoài. Trong đó, cơ sở giáo dục đại học
công lập là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà
nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Trong những
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNHĐỐI VỚI
CƠ SỞGIÁODỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
ThS. Lê THị Mai Liên
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính)
Quá trình triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các cơ sở giáo dục đại học công lập
nói riêng thời gian qua cho thấy nhiều kết quả khả quan nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách
thức. Để đảm bảo triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả việc đổi mới cơ chế hoạt
động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập và để thúc đẩy phát triển lĩnh vực sự nghiệp giáo dục
đại học, nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ...
Từ khóa: Tự chủ tài chính, cơ chế tài chính, giáo dục đại học
The implementation of autonomy, self-
responsibility, organizing, staffs and financial
mechanism for the state education institutions
has experienced positive results although there
have also been difficulties existed. To ensure the
consolidation, consistence and effectiveness
in renovating operation mechanisms for these
institutions, it is essential to apply various of
solutions.
Keywords: Financial autonomy, financial
mechanism, higher education
Ngày nhận bài: 21/3/2017
Ngày chuyển phản biện: 5/4/2017
Ngày nhận phản biện: 25/4/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/4/2017
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...110
Powered by FlippingBook