k1 t5 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
37
43/2006/NĐ-CP, cụ thể là:
Thứ nhất,
các cơ sở giáo dục đại học công lập được
giao tự chủ nhưng vẫn phải tuân thủ mức trần học
phí do Nhà nước quy định, trong khi mức học phí
do Nhà nước quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chi
phí hoạt động cần thiết của cơ sở giáo dục đại học
công lập, chưa sát với yêu cầu chi phí đặc thù của
từng ngành, nghề đào tạo cũng như chưa gắn với yêu
cầu về chất lượng, thương hiệu của từng cơ sở giáo
dục đại học công lập. Điều này đã dẫn tới việc các cơ
sở giáo dục đại học công lập xé rào, ban hành nhiều
khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai,
minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu.
Thứ hai,
cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước
(NSNN) cho các cơ sở giáo dục đại học công lập còn
mang tính bình quân và dựa trên các yếu tố đầu vào
mà chưa gắn với kết quả, hiệu quả hoạt động, chưa
khuyến khích và thu hút người tài.
Thứ ba,
khó khăn trong việc triển khai thực hiện
xã hội hóa và liên doanh, liên kết do quy định còn
chưa cụ thể, rõ ràng.
Ngoài ra, donhữngbất cập trongNghị định43/2006/
NĐ-CP như phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản cho các
cơ sở giáo dục đại học có sự khác nhau giữa các cơ sở
giáo dục đại học (ví dụ như Bộ Công thương cho phép
các cơ sở giáo dục đại học được phê duyệt dự án mua
sắm, sửa chữa có giá trị từ 500 triệu đồng trở xuống
trong khi các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GD&ĐT) lại chỉ được phê duyệt dự ánmua
sắm, sửa chữa có giá trị dưới 100 triệu đồng). Các cơ sở
giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và
chi đầu tư chưa được tự chủ trong sử dụng cơ sở vật
chất được giao (ví dụ không được sử dụng đất đai để
cho thuê, liên doanh, liên kết). Nhiều quy định về định
mức, tiêu chuẩn về giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài
giờ… còn chưa phù hợp với thực tế. Việc quy định trả
thu nhập tăng thêm theo quý với mức tối đa 60% số
chênh lệch thu lớn hơn chi tiết kiệm được cũng ảnh
hưởng tới thu nhập của cán bộ, viên chức hàng tháng.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học còn bị ràng buộc
một số hạn chế về nhân sự do cấp trên vẫn giao chỉ tiêu
biên chế sự nghiệp…
Xuất phát từ những bất cập trên, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 và Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế cho Nghị định
43/2006/NĐ-CP. Trong đó, Nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học công
lập có đủ điều kiện, cam kết tự đảm bảo kinh phí hoạt
động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện
tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về nhiệm vụ đào
tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự và
tài chính. Cơ chế phân bổ NSNN gắn với số lượng,
chất lượng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công được
cung cấp thông qua phương thức đấu thầu, đặt hàng,
giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập được Nhà
nước giao cung cấp dịch vụ công theo giá, phí chưa
tính đủ chi phí, sẽ được NSNN hỗ trợ phần chi phí
chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.
NSNN chỉ đảm bảo kinh phí hoạt động thường
xuyên đối với cơ sở giáo dục đại học công lập được
Nhà nước giao dự toán theo nhiệm vụ, trên cơ sở
số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và định mức phân bổ dự toán được cấp
có thẩm quyền quyết định. Đồng thời, Nhà nước sẽ
hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách (người
có công, người nghèo...) sử dụng dịch vụ sự nghiệp
công, phù hợp với lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp
công, theo đó, sẽ từng bước thu hẹp đối tượng,
phạm vi các đơn vị sự nghiệp công lập được hỗ trợ
chi thường xuyên từ NSNN so với hiện nay; chỉ có
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN mới được
Nhà nước hỗ trợ kinh phí…
Những khó khăn, thách thức
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP và
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ, tính đến nay đã có trên 16 cơ sở giáo
dục đại học công lập (Trong đó có 02 học viện, 11
trường đại học và 03 trường cao đẳng) được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế
hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện cho thấy các cơ sở giáo dục đại học công
lập vẫn gặp những khó khăn, thách thức trong thực
hiện cơ chế tự chủ. Cụ thể:
Một là,
về cơ chế phân cấp quản lý ngân sách đối
với cơ sở giáo dục đại học công lập: Theo quy định,
những cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT
trực tiếp quản lý, thì phần vốn NSNN dành cho các
cơ sở giáo dục đại học công lập này do Bộ GD&ĐT
trực tiếp quản lý. Đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập do các bộ chuyên ngành/địa phương quản
lý thì nguồn vốn NSNN dành cho các cơ sở này do
bộ chuyên ngành/địa phương quản lý. Tuy nhiên,
việc tổ chức lập dự toán NSNN cho hoạt động của
cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT trực
tiếp chỉ đạo. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách đối
với các cơ sở giáo dục đại học công lập như đề cập
trên là phù hợp với mô hình đào tạo đại học hiện
nay ở nước ta nhưng về lâu dài để thống nhất quản
lý giáo dục đại học về một mối, phù hợp với yêu cầu
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...110
Powered by FlippingBook