TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 54

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quốc gia là 500 tỷ đồng nhưng mức trích thực tế cao
nhất mới đạt 300 tỷ đồng. Quỹ Đổi mới công nghệ
quốc gia chưa đảm bảo mức tồn quỹ theo quy định
là 1.000 tỷ đồng.
Ngoài các thành tựu đã đạt được, đến này vẫn
còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc sử dụng các công
cụ tài chính trong các kênh dẫn vốn, để phục vụ
mục tiêu phát triển thị trường KHCN. Vì thế, cần
có những giải pháp kịp thời nhằm thúc đẩy việc sử
dụng hiệu quả các công cụ tài chính, huy động vốn
cho việc phát triển thị trường KHCN.
Khuyến nghị đối với việc huy động vốn
cho phát triển thị trường khoa học, công nghệ
Trước bối cảnh hoạt động cải cách, chuyển
đổi mô hình và cơ cấu tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh và hoàn thiện
theo hướng phát triển bền vững, từ tăng trưởng
theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào lợi thế sẵn có
như tài nguyên thiên nhiên và lao động trình độ
thấp sang khai thác các yếu tố cạnh tranh trên
cơ sở công nghệ cao, nhân lực chất lượng cao và
tính hiện đại của cơ sở hạ tầng KT-XH. Đến năm
2020, thiết lập mạng lưới sàn giao dịch công nghệ
kèm theo hệ thống tổ chức dịch vụ KHCN hỗ
trợ, trọng tâm là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà
Nẵng. Để thực hiện mô hình phát triển bền vững
phải dựa vào phát triển KHCN, do đó cần tạo
ra nhiều cơ hội cho KHCN và thị trường KHCN
phát triển. Từ thực tế này, bài viết đề xuất một
số giải pháp và khuyến nghị sau:
- Sử dụng các công cụ tài chính phải hướng vào
việc tạo lập và phát triển các yếu tố của thị trường
KHCN.
- Sử dụng các công cụ tài chính phải hướng tới
mục tiêu rõ ràng và tăng cường sự phối hợp giữa
các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển
đồng bộ các yếu tố của thị trường KHCN.
- Sử dụng các công cụ tài chính phải đảm bảo,
từng bước giảm “bao cấp” NSNN đầu tư cho thị
trường KHCN.
- Sử dụng các công cụ tài chính phải khuyến
khích huy động tổng hợp các nguồn lực xã hội, đặc
biệt là các nguồn ngoài NSNN tham gia vào phát
triển thị trường KHCN.
- Giai đoạn tới cần tăng chi NSNN đầu tư cho
thị trường công nghệ thông qua tăng tỷ lệ đầu
tư cho KHCN từ nay đến năm 2020 để đạt tỷ lệ
trên 2% tổng chi NSNN. Xác định lộ trình tăng
phù hợp với từng giai đoạn và sau năm 2020,
nguồn ngoài NSNN là nguồn chủ yếu đầu tư cho
KHCN và thị trường công nghệ nói riêng. Giai
đoạn đầu chú trọng hơn vào nhập khẩu công nghệ
để học hỏi, tích lũy kiến thức, quy trình, bí quyết
công nghệ và khi có đủ vốn, kiến thức cần thiết
thì chuyển hướng trọng tâm vào nghiên cứu cơ
bản để tự tạo nguồn công nghệ nội sinh. Việc chi
NSNN để nhập khẩu công nghệ cần lưu tâm tới
việc chú trọng chất lượng của công nghệ, giảm
thiểu việc gây ô nhiễm môi trường.
- Mở rộng miễn thuế thu nhập DN cho các loại
hợp đồng KHCN: (1) Hợp đồng NCKH và phát
triển công nghệ; (2) Hợp đồng chuyển giao công
nghệ; (3) Hợp đồng dịch vụ KHCN (Hiện nay, việc
miễn thuế TNDN chỉ áp dụng đối với loại hợp
đồng loại (1), còn loại (2) và loại (3) không có sự
ưu đãi nào).
- Thành lập được bộ phận chuyên trách thẩm
định, đánh giá định kỳ các đề tài, dự án trong lĩnh
vực công nghệ để lựa phương án đầu tư. Bộ KHCN
phối hợp với các tổ chức tín dụng để thu hút nguồn
vốn vào những dự án đầu tư khả thi. Tuy nhiên, việc
cho vay phải từ nguồn vốn trung và dài hạn với lãi
suất hợp lý.
- Chính sách tín dụng của Quỹ Phát triển KHCN
cấp bộ/tỉnh/thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa việc
giao quyền chủ động cho các Quỹ này trong hoạt
động cho vay theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả,
Nhà nước chỉ cần kiểm tra giám sát thông qua hệ
thống chỉ tiêu báo cáo định kỳ kết hợp với công tác
thanh kiểm tra theo quy định.
Chính sách tín dụng của Quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia cần tiếp tục xem xét bổ sung các quy định
thuận lợi hơn về các mặt lãi suất, điều kiện bảo lãnh,
mở rộng đối tượng được vay…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Thông tư số 19/2013/TT-BKHCN ngày
15/8/2013 hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển DN KHCN
và tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
2. HồĐức Việt (2010), Xây dựng, phát triển thị trườngKHCN, NXB Chính trị quốc gia;
3. Phạm Thị Hà (2016), “Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia với phát triển thị
trường công nghệ”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 06 (155) 2016,
tr12-14;
4. Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài chính;
5. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Quản lý Tài
chính công, Học viện Tài chính;
6. Cochran, I. et al. (2014), “Public Financial Institutions and the Low-carbon
Transition: Five Case Studies on Low-CarbonInfrastructure and Project
Investment”, OECD Environment Working Papers, No. 72, OECD Publishing.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...90
Powered by FlippingBook