TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 58

62
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đáp ứng được tỷ lệ luật định. Luật cũng quy định
công ty có thể thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp
để định giá tài sản góp vốn. Quy định của Luật DN
về thẩm quyền định giá đã tạo điều kiện thuận lợi
cho công ty định giá tài sản góp vốn.
Đối với trường hợp công ty tự tiến hành định
giá tài sản góp vốn, tất cả thành viên liên đới chịu
trách nhiệm về giá trị tài sản. Họ phải cùng thỏa
thuận để định đoạt giá trị của tài sản góp vốn.
Khi xảy ra việc tài sản góp vốn được định giá cao
hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp
vốn, theo quy định của Luật DN, cả người góp
vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như
đã được định giá. Đây là một quy định cần được
xem xét trên cả hai phương diện: (i) Các bên đã
không ý thức được giá trị thực của tài sản; (ii)
Các bên đã cố tình định giá cao hơn giá trị thực
tế. Dù ở trường hợp nào, khi gây ra thiệt hại cho
người khác thì vẫn phải đặt ra trách nhiệm bồi
thường. Tuy nhiên, Luật DN chưa xác định rõ tỷ
lệ trách nhiệm bồi thường giữa bên góp vốn và
người định giá trong vấn đề này, vì điều đó mà
tranh chấp có thể xảy ra.
Thứ ba,
hạch toán “vốn” nhãn hiệu vào đâu?
Nói về nhãn hiệu hàng hóa, rõ ràng cùng một
nhãn hiệu nhưng tại các DN khác nhau lại được
ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau. Có vẻ như
việc áp giá giá trị này mang tính chủ quan, mà
theo ý kiến của các kiểm toán viên, đây là việc
ghi nhận giá trị vô hình do nội bộ tạo ra là tài sản.
Vậy ai là người có thể định giá chính xác nhãn
hiệu hàng hóa trong trường hợp này và tác dụng
của việc “gắn mác” nhãn hiệu trên tên DN giúp
DN có những lợi ích cụ thể gì, định lượng bao
nhiêu so với việc thiếu cái tên đó? Đáng lưu ý, tới
đây, có tính phần vốn góp bằng nhãn hiệu của DN
hay không? Giá trị là bao nhiêu? Tuy nhiên, trong
phần lưu ý về việc góp vốn của cổ đông bằng giá
trị nhãn hiệu, năm 2007, kiểm toán viên “lưu ý
người đọc” nhưng năm 2008 thì không. Điều này
khiến những người quan tâm đặt câu hỏi, liệu
cách ghi nhận khác nhau của các DN và “bên lề”
quy định pháp lý như vậy có ảnh hưởng đến góc
nhìn của nhà đầu tư về DN hay không?
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chấp nhận góp
vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa hiện không bị cấm
và thực tế nếu các cổ đông chấp nhận nó thì nên
được cơ quan quản lý cho phép. Tuy nhiên, nếu
chấp nhận việc góp vốn bằng nhãn hiệu và ghi
nhận giá trị nhãn hiệu góp vốn là tài sản cố định
vô hình thì không hợp lý. Hãy đặt câu hỏi giá trị
nhãn hiệu này có được định giá hợp lý không?Ai
xác minh được giá trị này? Nó mang lại lợi ích cụ
thể gì cho DN? Nếu chấp nhận coi nhãn hiệu là
giá trị tài sản góp vốn thì DN có thể nghĩ ra nhiều
cách để lách thuế, như đẩy phần vốn góp bằng giá
trị nhãn hiệu lên cao.
Thực tế, góp vốn bằng nhãn hiệu đã được thực
hiện khá nhiều tại các DN được cổ phần hóa. Trong
nhiều trường hợp, giá trị nhãn hiệu của công ty mẹ
“áp” cho công ty con khá lớn, không chỉ dừng lại
ở vài trăm triệu đồng hay một vài tỷ đồng. Nhưng
với những trường hợp này, đa phần là được “đặc
cách”! Vấn đề là, cùng ghi nhận phần giá trị nhãn
hiệu vào vốn góp của chủ sở hữu, song mỗi DN lại
ghi nhận một kiểu, mỗi công ty kiểm toán lại nhận
định một cách.
Một số kiến nghị
Tại Việt Nam, việc góp vốn bằng giá trị nhãn
hiệu hàng hóa đang gặp những vướng mắc không
nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự thống
nhất, khi thực thi pháp luật trong việc góp vốn
bằng giá trị nhãn hiệu hàng hóa. Trong khi, nhiều
văn bản luật thừa nhận việc góp vốn bằng giá trị
nhãn hiệu hàng hóa, một số văn bản hướng dẫn
thực hiện lại không thừa nhận nội dung trên. Về
khía cạnh pháp lý, việc không ghi nhận giá trị vốn
góp bằng nhãn hiệu hàng hóa như là sự đi ngược
lại quy định của văn bản luật. Do đó, cần thiết phải
có quy định rõ ràng, cụ thể trong vấn đề trên và
đặc biệt là phải có sự thống nhất giữa các văn bản
pháp luật. Do vậy, về mặt pháp lý, trong thời gian
tới, cần bổ sung một số nội dung sau:
Một là,
cần đưa ra quy định nhằm làm rõ khái
niệm nhãn hiệu hàng hóa. Việc định nghĩa tài sản
như Điều 105 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo
ra sự cứng nhắc trong khái niệm về tài sản. Không
chỉ vậy, quy định Điều 115 của Bộ luật Dân sự 2015
về quyền tài sản lại càng làm cho bản chất pháp
lý của những nhãn hiệu hàng hóa dễ bị nhầm lẫn.
Trên thực tế, quyền tài sản có thể được coi là vật
quyền, trái quyền và quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy
việc giải nghĩa như Bộ luật Dân sự hiện hành hoàn
toàn là không dựa trên nền tảng một học thuyết
pháp lý nào. Bên cạnh đó, tài sản là một khái niệm
động và nó không đơn thuần có ý nghĩa pháp lý,
mà còn có cả ý nghĩa lớn về kinh tế. Nó luôn thay
đổi bởi giá trị kinh tế của mình, vì vậy, việc ấn định
cho quyền tài sản (mà ở đây là nhãn hiệu hàng
hóa) một định nghĩa cứng nhắc là một thiếu sót và
không đầy đủ. Do đó, cần xây dựng lại quy định
về nhãn hiệu hàng hóa cho phù hợp với khoa học
pháp lý và thực tiễn trong cuộc sống.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...90
Powered by FlippingBook