TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
61
của Hiến pháp 2013, Luật DN 2014 và Bộ Luật
dân sự 2015, được coi là nền tảng trực tiếp chứa
đựng những quy phạm pháp lý cơ bản nhất của
vấn đề này. Tuy nhiên, do sự không rõ ràng trong
lĩnh vực này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động góp vốn kinh doanh trong xã hội của cộng
đồng DN. Hiện tại chưa có sự đồng thuận giữa
các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quy định
về vốn góp bằng giá trị nhãn hiệu hàng hóa. Một
trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là
do các cơ quan hữu quan chưa tìm ra tiếng nói
chung, chưa chỉ rõ bản chất của việc góp vốn kinh
doanh bằng tài sản là giá trị nhãn hiệu hàng hóa,
và cũng chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện về nội dung trên. Để có thể tìm hiểu sâu hơn,
chúng ta cần nghiên cứu những quy định cụ thể
của các chế định này.
Thứ nhất,
sự thiếu sót về khái niệm tài sản là
nhãn hiệu hàng hóa và những lỗi lập pháp về chế
định tài sản.
Khái niệm tài sản là nhãn hiệu hàng hóa không
được xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp
luật về lĩnh vực nền tảng của hệ thống luật như Bộ
luật Dân sự 2005 và dường như các nhà lập pháp
vẫn trung thành với sự đơn giản hóa từ ngữ nghĩa
về tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015: “Tài sản là vật,
tiền giấy có giá và quyền tài sản”. Cách định nghĩa
này không nêu lên ý nghĩa của từ và cụm từ cần
định nghĩa mà nó giống với cách liệt kê các sự vật
mà khái niệm đó ám chỉ. Tuy nhiên, với kiểu liệt kê
như trên, các nhà làm luật Việt Nam lại “giẫm chân
lên nhau” bởi trong khoa học pháp lý, giấy tờ có
giá bản chất là một trái quyền. Còn tiền, trong kinh
tế được hiểu là vật ngang giá dùng để trao đổi thì
trong luật học lại có bản chất pháp lý là vật.
Để phân loại tài sản, Điều 105 Bộ luật Dân sự
2015 đã chia tài sản ra các loại như sau: “Tài sản
bao gồm bất động sản và động sản”. Bất động sản
và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình
thành trong tương lai. Cách phân loại này kế thừa
kỹ thuật phân loại của Bộ luật Dân sự Pháp năm
1804. Tuy nhiên, ở nhánh thứ 2, các nhà làm luật
không sử dụng các yếu tố “đặc tính vật lý” để chia
thành tài vô hình, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa
và tài sản hữu hình (như Bộ luật Dân sự Quebec -
Canada) mà họ lại sử dụng yếu tố “thời điểm tồn
tại” để chia thành “tài sản hiện có” và “tài sản hình
thành trong tương lai”. Cách phân loại này về logic
còn thiếu một nhánh, đó là “tài sản biến mất trong
tương lai”.
Thứ hai,
các quy định của pháp luật về định giá
nhãn hiệu hàng hóa góp vốn.
Trên thực tế, hoạt động định giá tài sản góp vốn,
đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa để tìm được sự nhất
trí cho việc xác định giá tài sản không hề đơn giản.
Do đó, nhằm đảm bảo việc hạn chế các ảnh hưởng
có thể xảy ra với người thứ ba trong các hành vi
giữa các bên, thì việc định giá tài sản cần phải có
sự phối hợp với những người có thẩm quyền để đi
đến mức giá cụ thể. Pháp luật quy định rằng, việc
định giá tài sản phải phản ánh xác thực về hiện
trạng tài sản mà nhà đầu tư thấy rõ là hợp lý, đảm
bảo không gây ra tranh chấp. Nguyên tắc định giá
tài sản vốn góp mà Luật DN đề ra suy cho cùng
cũng là trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu
tư, cho DN tiếp nhận vốn và các bên thứ ba. Tất
cả thành viên là người định giá tài sản vốn góp.
Một tổ chức định giá chuyên nghiệp có thể có thẩm
quyền định giá theo yêu cầu của các thành viên,
song làm thế nào để đạt được đúng theo nguyên
tắc nhằm không gây ra tranh chấp thì chưa có quy
định cụ thể.
Theo quy định của pháp luật, việc định giá tài
sản góp vốn ở hai thời điểm thành lập DN và khi
DN đang hoạt động chỉ khác nhau ở thẩm quyền
định giá còn trách nhiệm và chu trình định giá là
hoàn toàn giống nhau. Những người có thẩm quyền
có thể sẽ trực tiếp tiến hành hoặc thuê những công
ty kiểm toán hay các tổ chức kinh tế có chức năng
định giá tài sản. Nếu những người có thẩm quyền
trực tiếp định giá tài sản góp vốn thì họ phải thành
lập Hội đồng định giá. Tùy thuộc vào thời điểm
tài sản được đem góp vào công ty, thành phần Hội
đồng định giá sẽ khác nhau. Trong quá trình hoạt
động, Hội đồng định giá được áp dụng cho ba loại
hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm, công
ty hợp danh lần lượt là Hội đồng quản trị, Hội
đồng thành viên và tất cả các thành viên hợp danh.
Quyết định giá trị tài sản góp vốn sẽ được hội đồng
quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công
ty trách nhiệm hữu hạn, tất cả các thành viên hợp
danh công ty hợp danh bàn bạc trong cuộc họp.
Việc định giá tài sản để tiếp nhận thành viên đồng
nghĩa với sửa đổi Điều lệ chỉ được thông qua khi
Pháp luật Việt Nam quy định về góp vốn kinh
doanh bằng nhãn hiệu hàng hóa hiện nay đã
có nhiều bước phát triển so với trước đây. Sự
ra đời của Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp
2014 và Bộ Luật dân sự 2015, được coi là nền
tảng trực tiếp chứa đựng những quy phạm
pháp lý cơ bản nhất của vấn đề này.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...90
Powered by FlippingBook