TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 59

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
63
Hai là,
cần bổ sung quy định về phần định giá
vốn góp là các quyền tài sản. Pháp luật Việt Nam
hiện nay chưa quy định về vấn đề khi DN phá
sản, nếu tài sản định giá sai thì quyền lợi của
các chủ nợ sẽ giải quyết như thế nào và ai sẽ là
người đứng ra chịu về phần định giá sai này? Vì
vậy, Luật DN cần phải dự liệu thêm trường hợp
này để cho các cổ đông, thành viên, tổ chức định
giá và cả chủ nợ biết được quyền và lợi ích của
mình sẽ được thực hiện như thế nào. Ngoài ra,
về phần định giá tài sản đối với những nhãn hiệu
hàng hóa cũng cần được pháp luật quy định cụ
thể những đối tượng nào có thể định giá được
đối với loại tài sản này. Vì loại tài sản này đòi hỏi
trình độ chuyên môn cao để có thể định giá một
cách chính xác, tránh tình trạng làm ảnh hưởng
tới quyền lợi của các bên.
Ba là,
cần bổ sung quy định về chuyển nhượng
sản nghiệp thương mại. Việc định giá sản nghiệp
thương mại khá phức tạp, nên cần sử dụng cả cách
thức định nghĩa mô tả các đặc trưng chủ yếu và
cả cách thức liệt kê. Điều 5 Luật Thương mại năm
1997 định nghĩa: “Sản nghiệp thương mại là toàn
bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp
pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động
thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang
thiết bị, hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu, nhãn
hiệu hàng hóa, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và
cung ứng dịch vụ”, vấn đề này đã bị lược bỏ trong
Luật Thương mại năm 2005).
Mặc dù, định nghĩa về sản nghiệp thương mại đã
từng được quy định, nhưng các quy tắc về chuyển
nhượng, cho thuê hay cầm cố, thế chấp và góp vốn
bằng sản nghiệp thương mại chưa được pháp luật
thiết lập. Bên cạnh đó, định nghĩa trên chưa làm rõ
được các yếu tố quan trọng nhất của sản nghiệp
thương mại. Các yếu tố đó không phải là các yếu
tố hữu hình, mà là các yếu tố vô hình trong sản
nghiệp thương mại. Chỉ khi xác định được rõ sản
nghiệp thương mại, người ta mới có thể thiết lập
các quy tắc cụ thể về thuê hay chuyển nhượng sản
nghiệp thương mại. Là một tài sản hết sức nhiều
đặc thù, cho nên, việc cho thuê hay bán sản nghiệp
thương mại cần có một hệ thống các quy tắc riêng,
khác với hệ thống quy tắc áp dụng đối với thuê
mướn hay các tài sản khác. Việc không quy định
hay quy định không đầy đủ về vấn đề này, gây
ảnh hưởng rất lớn tới chuyển nhượng sản nghiệp
thương mại nói chung và hình thức góp vốn bằng
sản nghiệp thương mại nói riêng.
Bốn là,
cần nghiên cứu để quy định về thu thuế
đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào
sản xuất, kinh doanh. Việc không thu thuế đối với
hoạt động này đã tạo cơ chế để một số cá nhân, tổ
chức muốn trốn thuế chuyển quyền sở hữu trí tuệ
bằng cách bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển
nhượng cùng đứng ra thành lập DN, trong đó,
bên chuyển nhượng là người nhận góp vốn bằng
quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, bên chuyển nhượng sẽ
làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp đó cho
bên nhận chuyển nhượng với tư cách thành viên
DN và sau đó chấm dứt hoạt động của DN. Do
đó, nếu thu thuế (với mức thuế áp dụng đối với
người chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ) thì
vừa tránh được việc trốn thuế của một số cá nhân,
tổ chức; vừa tạo ra được một nguồn thu không nhỏ
cho ngân sách nhà nước.
Luật DN ghi rõ là được phép góp vốn bằng
tài sản mang tính chất là sở hữu trí tuệ, nghĩa là
pháp luật thừa nhận điều này nên chúng ta cần
có hành lang pháp lý, hay những tổ chức định giá
công minh để DN có thể hạch toán được tài sản
và được công nhận. Tuy nhiên, vướng mắc trong
chuẩn mực kế toán hiện nay vẫn là nút thắt mà
rất nhiều DN mong mỏi được giải quyết. Theo
đó, cần ban hành một văn bản quy phạm pháp
luật thừa nhận nhãn hiệu là một tài sản vô hình
của DN và hướng dẫn cách xác định giá trị nhãn
hiệu vào bảng cân đối kế toán của DN. Đó là cơ sở
pháp lý để góp vốn liên doanh, liên kết, hợp tác
kinh doanh, nhượng quyền thương mại… bằng
giá trị nhãn hiệu hàng hóa.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự 2015;
2. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 2014;
3. Quốc hội (2013), Luật Sở hữu trí tuệ 2013;
4. Vũ Tuấn Anh (2012), Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công
ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;
5. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam
hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội;
6. Ngô Huy Cương (2015), Kỷ yếu tọa đàm Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mỗi nămcó khoảng 35.000 nhãn hiệu xin đăng
ký tại Việt Nam, trong đó 2/3 là nhãn hiệu của
các DN trong nước. Tuy nhiên, việc xác định giá
trị, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, góp vốn
liên doanh, liên kết… bằng giá trị nhãn hiệu
đối với các DN thuộc một thành phần kinh tế
vẫn còn là một khoảng trống pháp lý.
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...90
Powered by FlippingBook