TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
65
rủi ro ở cấp địa phương; Theo dõi, giám sát các
hoạt động quản lý thuế và tác động của nó đối với
hành vi tuân thủ.
Đối với bộ phận phân tích thuộc phòng các DN
lớn, trách nhiệm chính bao gồm: Phân tích các rủi ro
tránh và trốn thuế; Thiết lập các công cụ để trợ giúp
cho phân tích nguy cơ rủi ro trốn và tránh thuế;
Xây dựng chiến lược và phương pháp để thực hiện
kiểm soát thuế; Xây dựng danh sách các đối tượng
nộp thuế lớn có doanh thu vượt 100 triệu Euro; Xây
dựng danh sách các đối tượng nộp thuế khác có liên
quan; Thường xuyên đào tạo phân tích rủi ro trốn và
tránh thuế tại các đối tượng nộp thuế lớn.
Hà Lan
Cục Thuế và Hải quan ở Hà Lan có nhiều nỗ
lực trong việc thắt chặt giám sát thông qua những
hành động dựa trên nên tảng là sự tin tưởng giữa
cơ quan thuế và người nộp thuế. Theo đó, tại
những nơi mà rủi ro về thuế thấp, giao dịch của
người nộp thuế được thực hiện càng đơn giản càng
tốt nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Ngược
lại, trong trường hợp rủi ro cao, việc quản lý, giám
sát sẽ được tăng cường và cơ quan thuế và hải quan
sẽ phải thực hiện các biện pháp để quản lý rủi ro.
Quản lý rủi ro tuân thủ ở Hà Lan được tổ chức
một phần ở cấp trung ương và cấp địa phương.
Hiệu quả và lợi ích chiến lược được xác định là
những nhân tố quan trọng quyết định hoạt động
quản lý rủi ro tuân thủ sẽ được tổ chức thực hiện
ở cấp trung ương hay cấp địa phương. Theo quan
điểm của các nhà quản lý thuế nước này, một số
chính sách thực hiện ở cấp địa phương sẽ mang
lại hiệu quả hơn, chẳng hạn như quản lý về cơ sở
thành lập của các DN. Ngoài ra, một yếu tố quan
trọng trong việc phân chia công việc từ cấp trung
ương đến cấp địa phương là sự cam kết của các
nhân viên trong công tác quản lý rủi ro. Công việc
này phải được tổ chức tại các khu vực lân cận.
Công tác giám sát, kiểm toán được thực hiện đối
với các mẫu lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Theo
đó, sự kiểm tra, giám sát không báo trước sẽ không
chỉ làm tăng chất lượng kiểm soát mà còn tạo ra
một cơ sở dữ liệu nghiên cứu lâu dài cung cấp cái
nhìn sâu sắc vào những rủi ro hiện tại của các DN.
Một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm hữu ích về quản lý rủi ro của
một số nước nói trên, để giúp công tác quản lý thuế
ở Việt Nam đạt hiệu quả và kết quả tốt thời gian tới,
cơ quan thuế nên tập trung vào các nội dung sau:
- Xây dựng mô hình quản lý rủi ro dựa trên
mô hình của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) bao gồm các bước: Nhận diện rủi ro;
đánh giá và xác định rủi ro; phân tích hành vi tuân
thủ; xây dựng chiến lược xử lý rủi ro; lên kế hoạch
và thực hiện chiến lược. Ngoài ra, trong quá trình
quản lý rủi ro cơ quan thuế cũng thường xuyên
phải đánh giá hiệu quả của công tác quản lý rủi ro
ở tất cả các bước của quy trình.
- Kiện toàn tổ chức của Ban Quản lý rủi ro trực
thuộc Tổng cục Thuế. Ở Cục thuế mỗi tỉnh, thành
phố nên hình thành một bộ phận chuyên trách
quản lý rủi ro về thuế. Các bộ phận này có trách
nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện thu thập phân
tích thông tin, đánh giá rủi ro trong các khâu quản
lý thuế; Phân loại rủi ro trong việc chấp hành pháp
luật của tổ chức, cá nhân nộp thuế; Nghiên cứu,
xây dựng và tổ chức triển khai ứng dụng các biện
pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro; Đề xuất
trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để đáp ứng yêu
cầu quản lý. Bộ phận này định kỳ tổ chức tổng kết,
đánh giá việc thực hiện áp dụng kỹ thuật quản lý
rủi ro trong đơn vị và báo cáo lên Tổng cục Thuế.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng
quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
2. European Commision (2010), Compliance Risk Management Guide for
tax administration;
3. OECD (2010), Recent developments in Compliance Risk Treatments.
HÌNH 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC
ĐÁNH GIÁ TRUNG ƯƠNG HÀ LAN
Nguồn: Ủy ban châu Âu: Compliance Risk Management Guide for Tax Administration
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...90
Powered by FlippingBook