TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 56

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sản vô hình bao gồm: Quyền đối vật (vật quyền);
quyền đối nhân (trái quyền) và quyền sở hữu trí
tuệ. Theo Ngô Huy Cương (2015), ngày nay, pháp
luật dân sự một số quốc gia còn xem lợi ích, thông
tin là tài sản.
Nhãn hiệu được sử dụng rộng tãi từ lâu trên thế
giới và tại Việt Nam. Đây là khái niệm được chuẩn
hóa trong luật Việt Nam và quốc tế. Theo định
nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
thì nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Cùng với
sự phát triển của kinh tế hàng hóa, nhãn hiệu dần
trở thành một đối tượng có giá trị và cụ thể hơn là
một tài sản vô hình quan trọng của nhà sản xuất,
giúp làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa mang
nhãn hiệu. Nhu cầu xác lập và bảo hộ quyền đối
với nhãn hiệu cũng trở nên cần thiết.
Các quy định đầu tiên về đăng ký và bảo hộ
nhãn hiệu ra đời tại Hoa Kỳ khoảng nửa cuối thế
kỷ 18. Luật Nhãn hiệu đầu tiên của Pháp có hiệu
lực năm 1857 và sau đó là của Anh năm 1862. Cho
đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới, hầu hết các nước trên thế giới đều có luật
hoặc các quy định pháp lý bảo hộ nhãn hiệu. Các
hiệp ước quốc tế quy định các nguyên tắc chung về
đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu
cũng được ký kết, điển hình là Công ước Paris về
bảo hộ Sở hữu công nghiệp, Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ của WTO… Các liên minh đa quốc gia tạo
thuận lợi cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong
từng khu vực cụ thể hoặc toàn cầu cũng được thiết
lập, điển hình là hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng
châu Âu, các tổ chức đăng ký chung nhãn hiệu
khu vực châu Phi như Tổ chức Sở hữu trí tuệ khu
vực châu Phi và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Liên minh
châu Phi. Văn phòng nhãn hiệu Benelux (gồm Bỉ,
Hà Lan, Luxemburg)… và điển hình là Hệ thống
đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid do WIPO quản
trị, bao gồm đến nay là 90 quốc gia thành viên trải
rộng trên cả 5 châu lục.
Nhãn hiệu có thể được tạo thành từ các dấu hiệu
truyền thống là các chữ, chữ số, dấu hiệu hình,
màu sắc hoặc kết hợp của chúng. Tuy nhiên, với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các phương
tiện truyền thông hiện nay, luật pháp nhiều nước
cũng đã chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu là các đối
tượng mới, bao gồm các dấu hiệu âm thanh, clip
hình ảnh động, hình biến đổi theo góc nhìn, thậm
chí cả mùi, vị và cảm giác. Hiện nay, các nhãn hiệu
của Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác
chỉ mới chấp nhận bảo hộ các nhãn hiệu ở dạng
truyền thống. Với việc Việt Nam trở thành thành
viên của WTO, số lượng nhãn hiệu xin đăng ký tại
Việt Nam của người Việt Nam và nước ngoài ngày
càng tăng. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 35.000
nhãn hiệu xin đăng ký tại Việt Nam, trong đó 2/3
là nhãn hiệu của các DN trong nước, đưa Việt Nam
vào tốp đầu trong các nước Đông Nam Á về số
nhãn hiệu xin đăng ký trong một năm.
Do chức năng của nhãn hiệu là phân biệt hàng
hoá dịch vụ của các nhà sản xuất, cung ứng khác
nhau nên một DN có thể sử dụng và đăng ký bảo
hộ cho một hoặc nhiều nhãn hiệu khác nhau phù
hợp với nhu cầu kinh doanh từng chủng loại hàng
hóa và từng khu vực cụ thể, miễn là chúng đáp
ứng các tiêu chuẩn theo luật định. Có nhiều công
ty xuyên quốc gia sở hữu đến vài trăm nhãn hiệu
độc quyền. Điều này lý giải tại sao có đến hơn 5
triệu nhãn hiệu được nộp đơn xin đăng ký tại các
quốc gia trên toàn thế giới. Từ các khái niệm trên
có thể thấy, bản chất của góp vốn bằng nhãn hiệu
hàng hóa là việc người góp vốn chuyển giao những
quyền tài sản (nhãn hiệu hàng hóa) của mình cho
người kinh doanh (thương nhân) để đổi lại những
lợi ích từ việc góp vốn. Thông qua hành vi góp vốn,
mối quan hệ pháp lý được tạo lập, người góp vốn
có nghĩa vụ phải chuyển giao những quyền tài sản
của mình sang cho thương nhân. Việc dịch chuyển
quyền sở hữu này có thể được thực hiện thông qua
giao kết hợp đồng thành lập công ty của các cổ
đông, thành viên góp vốn. Theo Ngô Huy Cương
(2004), bằng hành vi góp vốn các thành viên, các
cổ đông sáng lập đã tạo ra sản nghiệp ban đầu cho
công ty để đổi lại quyền lợi của mình trong công
ty. Đặc điểm của góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa
cũng dựa trên đặc tính phi vật lý của tài sản. Đó là
việc chuyển giao sẽ không thể xảy ra nếu không
tạo lập một hình thức vật chất nhằm chứa đựng giá
trị tài sản đem góp vốn.
Thực trạng pháp luật
về bằng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định về góp vốn kinh
doanh bằng nhãn hiệu hàng hóa hiện nay đã có
nhiều bước phát triển so với trước đây. Sự ra đời
Bản chất của góp vốn bằng nhãn hiệu hàng
hóa là việc người góp vốn chuyển giao những
quyền tài sản (nhãn hiệu hàng hóa) của mình
cho người kinh doanh (thương nhân) để đổi
lại những lợi ích từ việc góp vốn.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...90
Powered by FlippingBook