TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
59
giữa các cơ quan quản lý cũng đang đặt ra không
ít khó khăn, thách thức.
Theo Vũ Tuấn Anh (2012), góp vốn là vấn đề
then chốt trong hoạt động kinh doanh. Xét về mặt
pháp lý, góp vốn là hành vi pháp lý mà theo đó
người góp vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản
của mình cho người kinh doanh để đổi lại những
lợi ích từ việc góp vốn. Thực tế, việc góp vốn hay
hùn vốn là việc nhiều người cùng góp nguồn lực
của mình để tạo nên một nguồn lực chung lớn hơn
nhằm thực hiện ý tưởng kinh doanh mang lại mục
đích sau cùng là lợi nhuận.
Ngô Huy Cương (2006) cho rằng: “Tài sản là
một phạm trù động mà phạm vi của nó có thể thay
đổi theo các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
nhất định”. Nhãn hiệu hàng hóa là một nhánh
thuộc khái niệm tài sản nên cũng có chung tính
chất như vậy, cũng sẽ xuất hiện nhiều dạng hình
thức nhãn hiệu hàng hóa mới hình thành trong
tương lai. Ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xã hội chưa
xuất hiện khái niệm sở hữu trí tuệ, quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp hay giá trị thương hiệu.
Ngày nay, những khái niệm này xuất hiện nhiều và
phổ biến hơn trên thế giới. Trong những thương vụ
mà đối tượng chuyển giao là tri thức, danh tiếng,
quyền lợi… không những phát triển mà còn đem
lại rất nhiều lợi nhuận, đặc biệt là các sáng chế ứng
dụng trong khoa học, y tế, kỹ thuật. Trong khoa
học pháp lý hiện đại, những đối tượng đó tuy xuất
hiện với dạng hình thức mới nhưng bản chất lại
chính là quyền tài sản hay nói cách khác, chúng là
tài sản vô hình. Về cơ bản, tài sản vô hình là tài sản
không có đặc tính vật lý, có thể chuyển giao, khai
thác giá trị sử dụng và trị giá được bằng tiền. Tài
Góp vốn bằng giá trị nhãn hiệu hàng hóa
Khác với những tài sản thông thường, nhãn hiệu
hàng hóa là một tài sản đặc biệt - tài sản vô hình,
mà giá trị vật chất và tinh thần của nó không dễ
dàng xác định được. Vấn đề góp vốn bằng giá trị
nhãn hiệu hàng hóa không phải là một hiện tượng
kinh tế mới, song các vấn đề pháp lý như: Góp như
thế nào, định giá như thế nào, cơ chế đảm bảo giá
trị vốn góp và ngay cả việc thống nhất vấn đề trên
HOÀNTHIỆNPHÁP LUẬT VỀ GÓPVỐN
BẰNGNHÃNHIỆUHÀNGHÓA TẠI VIỆT NAM
NCS. LÊ MINH THÁI
- Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp đã trở nên phổ biến trong xã hội. Trước bối cảnh
khoa học và công nghệ phát triểnmạnhmẽ, khái niệm tài sản vốn góp không chỉ tập trung vào
tài sản hữu hìnhmà còn cả vào nhãn hiệu hàng hóa. Điều này đã được ghi nhận trong Luật Doanh
nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ và là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội. Bài viết phản ánh thực trạng pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa và
đưa ra một số kiến nghị nhằmhoàn thiện hành lang pháp lý cho vấn đề này trong thời gian tới.
Từ khóa: Góp vốn, nhãn hiệu hàng hóa, Luật Doanh nghiệp 2014, Bộ luật Dân sự 2015
At present, enterprise establishment by
means of capital contribution has become
popular. In the context of quick science
and technology development, the notion of
capital asset are not only tangible assets but
also brandnames and trademarks. This has
been recognized in the Law on Enterprises,
the Law on Intellectual Property and is an
important legal base forits conformity with
the development trend. The article studies
the current state of the laws on capital
contribution by brandnames and trademarks
and recommendssolutions to improve the legal
framework for this issue in the near future.
Keywords: Capital contribution, trademarks,
Enterprise Law 2014, Civil Code 2015
Ngày nhận bài: 3/6/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 25/6/2017
Ngày duyệt đăng: 26/6/2017
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...90
Powered by FlippingBook