TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 76

75
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Ở Việt Nam, mức độ bao phủ của hệ thống các
tổ chức tín dụng (TCTD) đã phát triển mạnh trong
những năm qua thông qua mạng lưới chi nhánh,
phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa
dạng các sản phẩm dịch vụ cho người dân và doanh
nghiệp (DN). Tính đến tháng 12/2017, hệ thống các
TCTD bao gồm 04 ngân hàng thương mại (NHTM)
có vốn nhà nước chi phối (Vietinbank, Vietcombank,
BIDV, Agribank), 03 ngân hàng được Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) mua lại; 02 ngân hàng chính
sách, 28 NHTM cổ phần, 27 TCTD phi ngân hàng,
01 ngân hàng hợp tác xã, 08 ngân hàng 100% vốn
nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh, 49 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, 1.177 Quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND), 04 tổ chức tài chính vi mô (TCVM), với
mạng lưới hoạt động gồm 2.741 chi nhánh và 7.046
phòng giao dịch. Hiện các NHTM cũng đang chú
trọng mở rộng thị phần vào các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, trên cơ sở nắm bắt những công
nghệ ngân hàng hiện đại để ứng dụng vào các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm phát triển thị phần.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện là
một trong 25 nước trên thế giới có 75% dân số không
được tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng (WB,
2014). Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều địa phương
có hệ thống tài chính không chính thức (tín dụng
đen, hay vay hụi, cửa hàng cầm đồ…).
Số liệu tổng kết hoạt động thẻ Ngân hàng Việt
Nam năm 2017 cho thấy: Đến cuối năm 2017, tổng
số thẻ các loại đang lưu hành tại Việt Nam lên đến
77.174.595 thẻ; số lượng thẻ phát hành mới trong năm
2017 khoản 15,6 triệu thẻ.
ATM và POS là hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
thanh toán thẻ ngày càng được cải thiện và tăng
trưởng với tốc độ nhanh. Tính đến 30/6/2017, cả
Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam
Tài chính toàn diện (TCTD) là xu thế đưa các
dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển
tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, hưu trí) đến mọi
đối tượng, kể cả đối tượng gặp khó khăn do gặp
phải các rào cản như thu nhập với chi phí hợp lý
cho người dùng và đơn vị cung cấp dịch vụ (World
Bank, 2016). Tài chính toàn diện ngày càng được
quan tâm ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia, các nhà
hoạch định chính sách đang ngày càng nhận ra cơ
hội mà TCTD mang lại. TCTD được coi là trụ cột
quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả
nguồn lực xã hội. Ở các nước đang phát triển, TCTD
đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển hệ
thống tài chính và huy động tối đa nguồn lực trong
nước thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
PHÁT TRIỂNTÀI CHÍNHTOÀNDIỆNTẠI VIỆT NAM
TRONG CUỘC CÁCHMẠNG CÔNGNGHIỆP4.0
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh *
Tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia, các nhà hoạch định
chính sách đang ngày càng nhận ra cơ hội mà tài chính toàn diện mang lại. Bài viết làm rõ vai trò
quan trọng, những đóng góp của phát triển tài chính toàn diện trong xu thế hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng hiện nay; đồng thời, nhận diện những hạn chế để đề xuất giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện hơn hoạt động tài chính tại Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Tài chính toàn diện, hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0
DEVELOPMENT OF FINANCIAL INCLUSION IN VIETNAM
IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
This article clarifies the role and the
contributions of financial inclusion in
the context of international integration.
Simultaneously, it also helps recognize the
problems to recommend solutions to improve
the performance of finance activities in Vietnam
in the era of Industrial Revolution 4.0.
Keywords: Financial inclusion, integration, Industrial
Revolution 4.0
Ngày nhận bài: 22/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/7/2018
Ngày duyệt đăng: 11/7/2018
*Email:
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...129
Powered by FlippingBook