TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 77

76
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
nước có 17.586 máy ATM và 293.324 POS/EDC. Số
lượng ATM và POS/EDC tăng đều qua các năm,
nhưng phân bổ chưa tiện lợi, chưa đồng đều giữa
các vùng, khu vực.
Ở Việt Nam hiện nay, loại hình TCTD quy mô
nhỏ gồm có QTDND và tổ chức tài chính vi mô
(TCTCVM). Hoạt động của các TCTD quy mô nhỏ
qua nhiều thập kỷ ngày càng khẳng định rõ vai trò
quan trọng của mình trong phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và công cuộc xóa đói, giảm nghèo nói
riêng. Tuy nhiên, so với các nước khác thì quy mô
tiền gửi của các TCTD quy mô nhỏ Việt Nam vẫn
nằm trong nhóm thấp nhất.
Tại Việt Nam, hiện có 25 công ty Fintech được
NHNN cấp phép triển khai thí điểm dịch vụ “Ví
điện tử” - một trong các loại hình dịch vụ trung
gian thanh toán được cung ứng bởi các công ty
công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam.
Một số thành công và hạn chế
Thành công
- Phát triển TCTD đang là xu thế chung của toàn
cầu nên nhiều tổ chức quốc tế sẵn sàng dành các
nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ
các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong xây
dựng Chiến lược quốc gia tổng thể về TCTD.
- Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan
trọng của phát triển TCTD và giao NHNN Việt Nam
là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên
quan trong việc xây dựng Đề án Chiến lược tổng thể
quốc gia về tài chính toàn diện.
- NHNN đã và đang chỉ đạo các TCTD triển khai
nhiều chương trình, dự án về nâng cấp hạ tầng thanh
toán; đẩy mạnh phát triển mạng lưới các TCTD vi
mô; phát triển thanh toán điện tử.
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, công
ty viễn thông, công ty Fintech đã và đang nhanh
chóng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nhằm
làm tăng khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng.
Hạn chế
- Thực tế hiện nay cho thấy, nhận thức về TCTD
tại Việt Nam chưa được đầy đủ và chưa phổ biến
rộng rãi đến mọi người dân. Sự hiểu biết về kiến
thức tài chính của người dân nói chung còn thấp,
nhất là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa.
- Chưa có khung pháp lý đảm bảo cho việc
triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TCTD
tại Việt Nam và khung pháp lý tạo thuận lợi cho
việc ứng dụng công nghệ góp phần thúc đẩy tài
chính toàn diện.
- Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính nói chung
và tài chính toàn riêng nói riêng còn thiếu. Cơ sở hạ
tầng tài chính và cơ sở hạ tầng thông tin cũng thiếu
và chưa được kết nối đồng bộ.
- Chưa có cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hay sử
dụng dịch vụ tài chính.
- Các ngân hàng phải đối mặt với nhiều nguy
cơ tiềm ẩn đến từ việc gian lận tài chính, tấn công
có chủ đích, thất thoát dữ liệu nhạy cảm hoặc lây
nhiễm mã độc.
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện
trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Để phát huy tốt vai trò cũng như tính ưu việt của
TCTD tại Việt Nam, trong thời gian tới, cần quan
tâm đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
tiếp tục mở rộng mạng lưới cung
ứng dịch vụ ngân hàng của các TCTD. Đẩy nhanh
tiến độ thực hiện Đề án xây dựng và phát triển
hệ thống TCVM đến năm 2020 để phục vụ người
nghèo, người có thu nhập thấp, những đối tượng
yếu thế trong xã hội chưa có điều kiện tiếp cận dịch
vụ ngân hàng.
Thứ hai,
tạo điều kiện tăng mức độ tiếp cận dịch
vụ ngân hàng cho cá nhân và DNNVV. Các chính
sách cần khuyến khích các TCTD phi ngân hàng
cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu
khác nhau của DNNVV; khuyến khích các TCTCVM,
QTDND nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ cho
BẢNG 1: MỨC ĐỘ TIẾP CẬN DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM
SO VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC CHÂU Á (NĂM 2016)
Quốc gia
Tỷ lệ người
trưởng thành
có tài khoản
tại TCTD
Tỷ lệ người
trưởng thành
có khoản tiết
kiệm tại TCTD
Tỷ lệ người
trưởng thành
có khoản vay
tại TCTD
Nhật Bản
97%
59%
7,5%
Malaysia
80,7%
32%
19%
Trung Quốc
78,9%
40%
9%
Thái Lan
78,1%
39%
15%
Ấn Độ
52%
14%
6%
Indonesia
36%
26%
12,5%
Việt Nam
30,9%
12%
18%
Phillipines
28%
13%
12%
Campuchia
12%
4%
27%
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2016)
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...129
Powered by FlippingBook