TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 79

78
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
các Fintech hiện đang tập trungmạnh vào 3 phân khúc
dịch vụ tài chính, đó là thanh toán, cung cấp tín dụng
và cung cấp tài chính cá nhân. Những phân khúc thị
trường này hiện là “miếng bánh ngon” trong thu phí
và cũng là những hoạt động thúc đẩy ứng dụng công
nghệ số, trong đó nổi bật gồm có thanh toán hàng
ngang (PPP); Trí tuệ nhân tạo (AI); Công nghệ MTT
(Công nghệ cho phép người sử dụng có thể quản lý tốt
hơn dòng tiền của mình); Tư vấn tự động (RA). Có thể
nói, sự xuất hiện của Fintech đã làm thay đổi cục diện
của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu.
Trên thực tế, con số tăng trưởng về quy mô và số
lượng của các Fintech trên thị trường tài chính toàn
cầu từ năm2015 đến nay (hiện tại có khoảng trên 2.000
DN khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech so với 800 DN
của năm 2015) đã buộc các ngân hàng phải thay đổi
sự nhìn nhận của mình đối với các đối thủ cạnh tranh
để có những thay đổi hợp lý trong phương thức kinh
doanh, chiến lược phát triển. Hiện tại, các ngân hàng
đang có khuynh hướng chuyển từ phương thức cạnh
tranh sang hợp tác với vai trò là đối tác, cùng thắng.
Theo báo cáo khảo sát về hoạt động Fintech trên toàn
cầu trong năm 2017 của KPMG, khi phỏng vấn về
chiến lược phát triển Fintech của khu vực ngân hàng,
có thể thấy rõ xu hướng hợp tác ngày càng trở nên
quan trọng trong chiến lược phát triển khi 81% ngân
hàng được phỏng vấn thiên về mô hình hợp tác, tăng
20% so với trong quá khứ, trong khi đó các hình thức
phát triển khác đều có chiều hướng giảm đi; Hoặc
55% số ngân hàng được hỏi cho biết hiện đang là đối
tác hợp tác với các công ty Fintech, và chỉ có 18% cho
biết không có ý định trở thành đối tác trong vòng 12
tháng tới...
Tại Việt Nam, mô hình Fintech sơ khai manh nha
Xu hướng hợp tác giữa ngân hàng
và công ty Fintech tại Việt Nam
Fintech (công nghệ tài chính) có thể mô tả đơn giản
là việc sử dụng các công nghệ để làm thay đổi các sản
phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Hiện nay, xu hướng phát triển của các Fintech
không chỉ tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ
tài chính mà đang có chiều hướng ngày càng đa dạng
hơn. Theo nghiên cứu khảo sát của các tổ chức quốc tế,
XUHƯỚNGHỢP TÁC GIỮA CÁC NGÂNHÀNG
VÀ CÔNGTY CÔNGNGHỆ TÀI CHÍNHTẠI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN HỮU QUÝ -
Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh *
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn cần phải đổi mới
để có thể duy trì và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính trước sự xuất hiện của các công ty cung cấp các sản
phẩm công nghệ tài chính (gọi tắt là Fintech). Những thách thức đó vừa thúc đẩy cạnh tranh để
cùng phát triển, đồng thời vừa gợi ý cho mô hình hợp tác giữa khu vực Fintech và ngân hàng trong
việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính mới.
Từ khóa: Fintech, ngân hàng số, dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính
COOPERATION TREND BETWEEN BANKS AND SUPPLIERS
OF FINANCE-TECHNOLOGY PRODUCTS IN VIETNAM
The banking system of Vietnam is facing a
great pressure of competition and renovation
to survive and to development sustainably in
the era of digitalization that allows them to
meet the higher demand of customers towards
financial products before the appearance
of supplier of finance-technology products
(abbreviated as Fintech). These challenges
will promote competition and co-existence
as well as the potential cooperation between
Fintech and banks in developing potential
financial products and services.
Keywords: Fintech, digitalized bank, financial services,
finance-technology
Ngày nhận bài: 20/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 4/7/2018
Ngày duyệt đăng: 9/7/2018
*Email:
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...129
Powered by FlippingBook