TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 80

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
79
xuất hiện từ 10 năm trước (năm 2008) với hoạt động
chủ yếu là thanh toán. Tuy nhiên, đến nay, sự xuất
hiện của các Fintech đa dạng hơn rất nhiều như: Công
cụ thanh toán (Moca, Payoo,VinaPay, MoMo...); Huy
động vốn (FundStart, Comicola, FirstStep...); Cho
vay trực tuyến (LoanVi, Tima..); Quản lý tài chính
cá nhân (BankGo, Moneylover, Mobivi…); Quản
lý dữ liệu (Trusting Social, Circle Bii…); Chuyển
tiền (Matchmove, Cash2vn…); Blockchain (Bitcoin
Vietnam, VBTC Bitcoin…). Mặc dù, Fintech tại Việt
Nam đang ngày càng mở rộng, tuy nhiên, so với
các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc,
Singapore... thì Fintech tại Việt Nam vẫn ở giai đoạn
đầu, kể cả khuôn khổ pháp lý đến hàng hóa và mức
độ phát triển của thị trường… Lĩnh vực Fintech tại
Việt Nam hiện mới tập trung chủ yếu vào phân khúc
thanh toán (chiếm gần 60%).
Thống kê cho thấy, hiện cả nước có 25 Công ty
Fintech đã được NHNN cấp phép hoạt động tại Việt
Nam và phần lớn đều hợp tác với các ngân hàng để
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Ví dụ như, VP Bank hiện đang hợp tác với Công ty
Fintech Timo cung cấp dịch vụ ngân hàng số, hay hợp
tác với công ty Moca cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ
thuật số; MB hợp tác với một công ty Fintech tạo ra
công nghệ cho phép người dùng thực hiện giao dịch
ngay trong ứng dụng Messenger của Facebook…
Lợi ích và rủi ro của Fintech
đối với hệ thống ngân hàng
Sự phát triển của các Fintech hiện nay là xu hướng
tất yếu trong nền kinh tế số. Fintech mang đến cả lợi
ích lẫn rủi ro, thách thức cho hệ thống ngân hàng.
Về lợi ích:
- Fintech làm thay đổi kênh phân phối và các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống qua xu thế
phát triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến
như: Internet banking, mobile banking, mạng xã
hội, ngân hàng không giấy tờ… Các ứng dụng của
Fintech đang tác động đến hầu hết hoạt động của
ngân hàng như tiền gửi, thanh toán, tín dụng… cũng
tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm,
chiến lược phát triển ngân hàng.
- Fintech có lợi thế hơn so với các ngân hàng
truyền thống trong việc phát triển sản phẩm có tính
sáng tạo cao, mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm thú vị, tiện ích và quan trọng hơn cả đó là mở
rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng tới
các đối tượng khách hàng chưa từng là khách hàng
của ngân hàng hoặc nhóm khách hàng dưới chuẩn
của ngân hàng nhờ khẩu vị rủi ro ở mức độ cao hơn
của các công ty Fintech. Fintech giúp tăng cường tiếp
cận tài chính, mang dịch vụ tài chính đến gần hơn
các DN siêu nhỏ, DNNVV thường bị các ngân hàng
bỏ qua hoặc những khách hàng ở vùng sâu, vùng
xa – nơi mà tài chính truyền thống chưa có khả năng
tiếp cận.
- Các Công ty Fintech có thể giúp các ngân hàng
cải tiến các loại hình dịch vụ truyền thống dưới nhiều
cách thức khác nhau, góp phần giảm chi phí giao
dịch, trong khi vẫn đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách
hàng. Fintech cũng giúp cung cấp danh mục các sản
phẩm tài chính đa dạng cho khách hàng nhờ sự đổi
mới của liên tục của công nghệ.
- Fintech giúp tăng tính bảo mật nhờ sự phát triển
của công nghệ dữ liệu lớn và các ứng dụng giao diện
mở, từ đó công tác quản trị rủi ro của cả hệ thống
tài chính sẽ hiệu quả hơn, giảm bớt những thông tin
thất thiệt.
Về rủi ro:
Bên cạnh những lợi ích, các hoạt động của Fintech
có thể mang lại rủi ro, bất lợi sau:
- Tranh chấp nảy sinh do Fintech phát triển quá
vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành: Sản
phẩm dịch vụ tài chính của các Fintech là dựa trên
những đổi mới và sảng tạo liên tục của công nghệ,
dó đó, nhiều trường hợp các quy định của pháp luật
hiện hành chưa theo kịp. Điều này có thể dẫn đến
HÌNH 1: CHIẾN LƯỢC TRONG QUAN HỆ VỚI FINTECH
TRONG QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
Nguồn: KPMG (2017)
HÌNH 2: KHẢO SÁT QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC
CỦA CÁC NGÂN HÀNG (% SỐ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN)
Nguồn: KPMG (2017)
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86,87,88,89,90,...129
Powered by FlippingBook