5.1. So ky 2 thang 12 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
69
Chi phí logistics
Theo nghiên cứu của World Bank, tại các quốc
gia phát triển, chi phí logistics chiếm từ 10 - 15%
GDP/năm, ở các nước đang phát triển, chi phí cho
logistics chiếm từ 25 - 27% GDP/năm. Trong đó, chi
phí logistics của Mỹ khoảng 7,7% GDP/năm, các
nước khối EU khoảng 10% GDP. Tại châu Á, chi phí
logistics của Singapore vào khoảng 8% GDP, Nhật
Bản khoảng 11% GDP, Trung Quốc khoảng 18%
GDP. Riêng chi phí logistics Việt Nam thuộc hàng
top thế giới khi chiếm tới 25% GDP, mức này quá
cao so với nhiều nước trong khu vực (Singapore,
Indonesia và Malaysia chỉ chiếm 10 – 13% GDP).
Nếu so với khu vực thì chi phí dịch vụ của
Việt Nam chỉ trội hơn được một số nước như Lào,
Campuchia. Nguyên nhân chính là do những chi
phí ngoài luồng phát sinh. Bên cạnh những vấn đề
phát sinh từ thủ tục hải quan thì các thủ tục liên
ngành như kiểm dịch động thực vật, kiểm tra xuất
xứ hàng hóa… cũng làm ảnh hưởng đến thời gian
giao nhận hàng xuất nhập khẩu…
Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp logistics
Theo ước tính của Hiệp hội Giao nhận kho vận
Việt Nam, nếu chỉ tính các nhân viên chuyên nghiệp
trong các công ty hội viên (khoảng 140) thì tổng số
khoảng 4.000 người và khoảng 4.000-5.000 người
thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được
đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó,
theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu kinh tế và
phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân về hoạt động
logistics, có tới 54,7% doanh nghiệp logistics cho
rằng, họ thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,
thiếu trình độ vận hành, quản lý công việc thông
qua các ứng dụng công nghệ thông tin.
Cung ứng và chất lượng dịch vụ logistics của các DN
Hiện nay, các DN cung cấp dịch vụ logistics của
Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng
công đoạn như là nhà thầu phụ trong dây chuyền
logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc
tế. Có trên 25 DN logistics đa quốc gia đang hoạt
động tại Việt Nam nhưng chiếm trên 70-80% thị
phần cung cấp dịch vụ logistics của nước ta. Mặc
dù giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối
rẻ nhưng khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường
logistics trong nước, bởi chất lượng dịch vụ logistics
còn ảnh hưởng bởi hệ thống cầu cảng vận tải hiện
nay tại nhiều tỉnh, thành đã quá lạc hậu. Ví dụ, tốc
độ bốc dỡ tại các cảng sông mới chỉ đáp ứng khoảng
12 – 18 container/giờ, trong khi ở Singapore tốc độ
lên tới trên 100 container/giờ. Ngay cả hệ thống vận
tải vào kho cảng hiện nay cũng rất ách tắc.
Theo phân tích của World Bank, tổng thể dịch
vụ logistics Việt Nam vẫn chưa cải thiện. Đây sẽ là
thách thức lớn cho các DN logistics Việt Nam trong
bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nội địa
và công ty nước ngoài.
Trình độ công nghệ logistics
Hầu hết các DN logistics trong nước đã sử dụng
máy tính, email, fax và có trang web riêng; một số
(27%) có sử dụng phần mềm chuyên dụng trong
quản lý và một số ít (9%) đã sử dụng trao đổi dữ
liệu thương mại điện tử, sử dụng công nghệ mã
vạch. Theo Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam,
trình độ công nghệ trong logistics của DN Việt Nam
so với thế giới vẫn còn yếu. Việc liên lạc giữa công
ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan
chủ yếu vẫn là thủ công, trong khi, các nước như
Singapore, Thailand, Malaysia... đã áp dụng thương
mại điện tử, cho phép các bên liên quan liên lạc với
nhau bằng công nghệ kỹ thuật hiện đại, thông quan
các thiết bị điện tử.
Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình
thức tổ chức bận tải như biển, sông, bộ, hàng không...
chưa được kết hợp một cách hiệu quả; Phương tiện
vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ, năng suất lao động thấp;
Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn
yếu kém; Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế
giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như
mã vạch, chương trình quản trị kho.
Cho dù ngày càng nhiều hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới chính thức có hiệu lực, các hoạt
động xuất nhập khẩu phát triển sôi động, ngành
Logistics trong nước đang tăng trưởng với tốc độ
khoảng 20%/năm và được đánh giá là một trong
những quốc gia có nỗ lực vươn lên trong cải thiện
chất lượng dịch vụ logistics, song vẫn chưa xứng
với tiềm năng. Để phát triển năng lực cạnh tranh
của các công ty cung cấp dịch vụ logistics, phấn đấu
đến 2020 đứng trong top 4 ASEAN, top 50 thế giới
về năng lực quốc gia về logistics, trở thành ngành
kinh tế quan trọng, đóng góp tới 15% GDP của cả
nước, cần xây dựng Việt Nam thành một trung tâm
trung chuyển hàng hóa và phân phối quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thị Xuân, (2015), Báo cáo ngành Logistics Việt Nam, Tài liệu của Phòng
nghiên cứu chiến lược và phân tích kinh tế;
2. Lâm Trần Tấn Sĩ, Phan Nguyễn Trung Hưng, (2015), Báo cáo ngành Logistics,
FPT Securities;
3.
-
va-co-hoi-phat-trien-o-viet-nam/131/1.
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...110
Powered by FlippingBook