K2 T2 - page 26

26
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
với chủ trương mở cửa và đẩy mạnh hội nhập vào
kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại
song phương và đa phương, chắc chắn dòng vốn vào
Việt Nam sẽ tăng mạnh.
Yêu cầu đặt ra trong thu hút và sử dụng FDI
Thu hút và sử dụng FDI để phát triển bền vững
kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới là đòi hỏi bắt buộc.
Các kết quả và bài học về quản lý FDI trước đây, đặc
biệt là năm 2016 với sự kiện Formusa là cơ sở để Việt
Nam đánh giá lại toàn diện các vấn đề về ảnh hưởng
của FDI đối với đất nước, không đơn thuần chỉ từ góc
độ cần bổ sung một nguồn vốn ngoại cho đầu tư và
phát triển mà cần tính đến cả những vấn đề về môi
trường, về dân sinh. Để vốn FDI đóng góp vào sự
tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, không để xảy
ra tình trạng tương tự như các thảm hoạ môi trường
trong tương lai, trong thời gian tới cần chú trọng một
số nhiệm vụ sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường, chính sách pháp luật, cải cách hành chính,
tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhằm
thu hút vốn đầu tư vốn FDI song thực hiện nghiêm
túc “chủ trương không đón chào những nhà đầu tư
coi Việt Nam là nơi chuyển giá, là nơi để trốn trách
nhiệm môi trường, đi ngược lại những nguyên tắc
cơ bản và giá trị cốt lõi mà nhà đầu tư đã cam kết”
như thông điệp mới đây của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đưa tại buổi gặp mặt với các nhà
đầu tư nước ngoài. Có thể nói, việc kiên định giữ
nguyên tắc không thu hút FDI bằng mọi giá, chọn
lựa đúng nhà đầu tư, đúng dự án đầu tư phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội đất nước là một đòi hỏi bắt
buộc đối với công tác quản lý nhà nước về FDI trong
2017 và các năm tiếp theo.
Hai là,
việc lựa chọn dự án FDI phải theo đúng
định hướng xây dựng nền kinh tế xanh, giảm thiểu
khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt
độ trái đất. FDI phải hướng đến mục tiêu tăng trưởng
xanh. Trong quá trình lựa chọn dự án, thẩm định và
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải coi trọng
hơn nữa yếu tố năng lượng, không thu hút các dự án
tiêu hao nhiều năng lượng, gây ra khí phát thải nhà
kính, nhất là khí CO2. Không nên thu hút thêm FDI
vào một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao như
gang thép, xi măng, lọc hóa dầu.
Ba là,
cần có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư
FDI sạch. Trong đó, cần dựa trênmột số tiêu chí cơ bản
để đánh giá một doanh nghiệp thực hiện giải pháp
môi trường tốt nhất như: Vận hành với các chuẩn môi
trường cao mang tính toàn cầu; Tích cực gắn kết với
các đối tác địa phương; Chuyển giao kỹ năng và công
nghệ thân môi trường tới đối tác tại nước chủ nhà…
Trên thực tế, hiện nay đã có nhiều địa phương bắt đầu
có sự lựa chọn và chọn lọc. Theo đó, đã có những dự
án tạo ra sự thân thiện hơn với môi trường, tạo ra giá
trị gia tăng cao hơn, công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn.
Trong thời gian tới, các địa phương nên có định hướng
một cách rõ ràng, đặc biệt cần đặt ra những tiêu chí cụ
thể trong cách lựa chọn các nhà đầu tư về môi trường,
công nghệ, tiến độ…
Bốn là,
đề cao ý thức trách nhiệm của người đứng
đầu UBND và các sở, ban ngành khi lựa chọn dự án
và nhà đầu tư trên căn bản lợi ích địa phương và lợi
ích dân tộc, ra quyết định đầu tư trên cơ sở năng
lực đội ngũ cán bộ đã được nâng lên, bảo đảm thẩm
định những dự án lớn theo đúng tiêu chí do Trung
ương quy định. Do vậy, việc xây dựng các chương
trình đào tạo nguồn nhân lực trong công tác thẩm
định dự án là rất quan trọng. Khi triển khai dự án,
UBND tỉnh, thành phố và ban quản lý các khu công
nghiệp cần coi trong việc nâng cao năng lực chuyên
gia môi trường và đầu tư thiết bị kết nối hiện đại,
để có thể kịp thời phát hiện và ứng phó với sự cố về
môi trường…
Năm là,
tăng cường công tác kiểm tra giám sát tiến
độ triển khai, hoạt động của các dự án FDI, đặc biệt liên
quan đến các quy định về bảo vệ môi trường. Theo đó,
cần xây dựng các kế hoạch giám sát môi trường, chẳng
hạn như việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải
tập trung tại các khu công nghiệp; Thẩm định kỹ dự
án đầu tư, nhất là đối với vấn đề công nghệ sử dụng
của các dự án trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chuẩn
bị điều kiện để khi nhà đầu tư triển khai dự án có thể
theo dõi, hỗ trợ, phát hiện kịp thời những sai sót, chỉ
đạo việc khắc phục về sự cố môi trường...
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Đầu tư nước ngoài (2017), Số liệu thống kê về tình hình đầu tư trực tiếp nước
ngoài tháng 1/2017;
2. GS-TSKH. NguyễnMại, (2017), 30 nămđầu tư nước ngoài: Nhìn lại để hướng tới;
3. TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol (Anh), (2017), Dòng chảy vốn ngoại 2017:
Những yếu tố ổn định và bất định.
Từ năm 1991 đến năm 2016, Việt Nam đã thu
hút được 151,39 tỷ USD vốn FDI thực hiện.
Bình quân, mỗi năm giai đoạn 1991 - 2000 giải
ngân đạt 1,95 tỷ USD, 10 năm tiếp theo đạt
5,85 tỷ USD, 6 năm gần đây là 12,24 tỷ USD,
bằng 6,2 lần của giai đoạn 1991 - 2000 và 2,09
lần của giai đoạn 2001 - 2010. Giai đoạn 2011 -
2016, Việt Nam thu hút thêm nhiều dự án quy
mô lớn, với vốn đầu tư lên đến trên 1 tỷ USD.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...120
Powered by FlippingBook