K2 T2 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
27
2011-2020: “Xây dựng và phát triển TTCKPS được
chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ đơn
giản đến phức tạp; về dài hạn cần thống nhất hoạt
động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng
khoán, hàng hóa, tiền tệ...” Để cụ thể hóa định hướng
này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây
dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam tại Quyết
định 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014. Để đưa các nội
dung của Đề án này vào triển khai trong thực tiễn,
đồng thời định hình khung pháp lý cho TTCKPS
ra đời và phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và
TTCKPS, đồng thời Bộ Tài chính ban hành Thông
tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị
định 42/2015/NĐ-CP.
Sự ra đời của TTCKPS sẽ mở ra dư địa phát triển
mới cho TTCK trên nhiều khía cạnh như: phát triển
các sản phẩm, dịch vụ mới; cung cấp nguồn hàng
mới; hình thành lớp nhà đầu tư mới…Việc cung cấp
hàng hóa mới sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà
đầu tư, nên sẽ huy động được một lượng vốn lớn
tham gia thị trường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
sau giai đoạn ban đầu phát triển với không ít thách
thức, dần dần TTCKPS sẽ thu hút đông đảo nhà đầu
tư tham gia vì sức hấp dẫn của nó. Chẳng hạn như
tại Ba Lan, TTCKPS được triển khai từ năm 1998, 7
năm sau khi thị trường cơ sở hình thành. Tới tháng
8/2014, quy mô TTCKPS (tổng giá trị bù trừ) đạt
104 tỷ Euro (khoảng 134 tỷ USD), tương đương 1/3
mức vốn hóa toàn TTCK cơ sở. TTCKPS của Ba Lan
phát triển thận trọng, bền vững và đã trở thành một
mảng lớn trong cấu trúc thị trường vốn của quốc gia
này (chiếm 18,8% quy mô thị trường vốn, bao gồm
cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu).
Sự phát triển của TTCKPS còn hình thành một
lớp nhà đầu tư mới, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển
của thị trường cơ sở. Tại nhiều quốc gia, giai đoạn
Không gian phát triển mới
Sau 20 năm phát triển (1996 đến nay), thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam tuy đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận nhưng cấu trúc thị trường
vẫn còn ở dạng sơ khai, thiếu độ sâu và chưa hoàn
thiện cấu trúc thị trường theo mô hình một thị
trường hiện đại như thông lệ quốc tế. Hạn chế này
cùng với yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi cần sớm hoàn
thiện cấu trúc thị trường để hỗ trợ tích cực cho sự
phát triển của thị trường cơ sở. Bởi vậy, trong những
năm gần đây, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước đã tiến hành nhiều giải pháp để khởi tạo
sự hình thành TTCK phái sinh (TTCKPS).
Định hướng đầu tiên cho các bước chuẩn bị về
pháp lý hình thành TTCKPS tại Việt Nam được Thủ
tướng Chính phủ đề cập tại Quyết định 252/2012
phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn
Thị trường chứng khoánphái sinhvà
dưđịa phát triểnmới của chứng khoánViệt Nam
ThS. Nguyễn Thị Phương Dung
- Học viện Ngân hàng
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, với nhiều thành quả đạt được đáng khích lệ, ngành Chứng khoán
đang đứng trước cơ hội có thêm không gian phát triển mới khi theo định hướng của cơ quan quản lý, dự
kiến trong năm 2017 sẽ mở của thị trường chứng khoán phái sinh.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh, dư địa phát triển
Ngày nhận bài: 02/01/2017
Ngày chuyển phản biện: 04/01/2017
Ngày nhận phản biện: 13/01/2017
Ngày chấp nhận đăng: 16/01/2017
After 20 years of construction and
development, with many encouraging
achievements, the securities industry is met
with a chance to develop even futher with
the management agency’s new orientation,
with 2017’s expeted opening of the derivative
securities market.
Keyword: Stock markets, derivative securities,
geographical balance development
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...120
Powered by FlippingBook