K2 T2 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
23
nhanh nhất thế giới và hiện nay có trên 700 triệu thiết bị
di động đang nối mạng. Đến năm 2020, số lượng người
dùng internet tại khu vực này sẽ đạt 480 triệu người, so
với 260 triệu người hiện nay. Riêng tại Việt Nam, ước
tính đến năm 2020, tỷ lệ người sử dụng smartphone
tăng gấp 30 lần so với năm 2010, với 60 triệu người
dùng smartphone chiếm 60% dân số.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện một
chiến lược phát triển nền kinh tế số hóa có thể khiến
tổng GDP của ASEAN tăng thêm một nghìn tỷ USD
trong vòng 10 năm tiếp theo. Đây chính là lý do hiện
nay nhiều nước rất quan tâm đến kinh tế số. Mới đây,
Thái Lan chính thức thành lập Bộ Xã hội và Kinh tế Kỹ
thuật số để thay thế Bộ Công nghệ Thông tin và truyền
thông với chức năng lên kế hoạch, xúc tiến, phát triển
và thực hiện các hoạt động liên quan đến một nền kinh
tế kỹ thuật số và xã hội. Trong khi đó, nhằm đẩy nhanh
kế hoạch xây dựng nền kinh tế số, Malaysia cũng dành
khoảng 36 triệu USD để phát triển một hệ sinh thái
thương mại điện tử. Các trung tâm kỹ thuật số dành
cho cộng đồng khởi nghiệp sẽ được thành lập vào năm
2017. Bên cạnh đó, Malaysia cũng thúc đẩy phong trào
nhà sáng chế kỹ thuật số, với các dự án trị giá 100 tỷ
USD dự kiến sẽ được triển khai trong 10 năm tới…
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi
mà đang xuất hiện xu thế “số hóa” ở mọi lĩnh vực từ
thương mại, thanh toán cho đến vận chuyển, giáo dục,
sức khỏe…Đặc biệt, quy mô thị trường quảng cáo trực
tuyến của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh,
trong đó năm 2016 đạt 390 triệu USD (thị phần của
Google và Facebook là 75%, còn lại 25% là của các công
ty khác). Ước tính đến năm 2020, quy mô thị trường
quảng cáo trực tuyến sẽ tăng gấp trên 3 lần, đạt 950
triệu USD. Năm 2016, thương mại điện tử cũng tăng
mạnh 50% so với cùng kỳ năm2015 với tổng giá trị giao
AEC và phát triển kinh tế số
Báo cáo “Thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC): Nền kinh tế số và dòng chảy tự do của dữ liệu -
nâng tầmhội nhập kỹ thuật số trongASEAN vì sự phát
triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và doanh
nghiệp khởi nghiệp Việt Nam” do Hội đồng Kinh
doanh Hoa Kỳ - ASEAN công bố ngày 13/01/2017 cho
biết, AEC hiện đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng internet,
đứng thứ 2 thế giới về thu hút đầu tư. Đông Nam Á
hiện cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng internet
Phát triểnnềnkinhtế số
trongbối cảnhViệt Namgianhập AEC
ThS. Lê Thị Thanh Huyền
- Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng
Nền kinh tế số là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý bởi những đóng góp to lớn của
nó vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ tư, còn Việt Nam
đang thúc đẩy nền kinh tế khởi nghiệp. Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế số là bước phát triển tất
yếu, phù hợp với xu thế khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Bài viết đánh giá tiềm năng kinh
tế số của Việt Nam, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh gia
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Từ khoá: Kinh tế số, thương mại điện tử, internet, AEC
Ngày nhận bài: 15/01/2017
Ngày chuyển phản biện: 17/01/2017
Ngày nhận phản biện: 4/02/2017
Ngày chấp nhận đăng: 10/02/2017
Digital economy is getting much attention
from regulators as it contributes enormously
to economic growth while the world enters
the 4th revolution and Vietnam is pushing
entrepreneurship economy. According to
experts, the digital economy is an inevitable
stage, consistent with traditional economy
gradually becoming saturated. This paper
evaluates the Vietnamese digital economy’s
potential and propose development plans in
the context of joining the ASEAN Economic
Community (AEC).
Keyword: Digital economy, ecomerce, internet, AEC
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...120
Powered by FlippingBook