K2 T2 - page 28

28
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
ban đầu mở cửa TTCKPS thu hút đông nhà đầu tư
tổ chức tham gia nhưng sau giai đoạn này, nhà đầu
tư cá nhân lại chiếm áp đảo.
Hướng đến phát triển an toàn, hiệu quả
Những năm qua, vì chưa đủ điều kiện chín muồi
cho Việt Nam triển khai TTCKPS, nên mỗi khi thị
trường biến động đã buộc nhiều nhà đầu tư, thậm
chí là các nhà đầu tư tổ chức phải bán tháo, cắt lỗ.
Việc thiếu những công cụ phòng vệ rủi ro cộng với
tâm lý đám đông vẫn chi phối mạnh trên TTCK Việt
Nam, khiến cho những biến động trên thị trường
bị khuyếch đại nhiều lần. Điểm yếu này không
những làm thiệt hại cho nhà đầu tư mà còn khiến tổ
chức phát hành khó huy động vốn trên thị trường...
Những hạn chế này sẽ được giảm thiểu khi vận
hành TTCKPS.
Nếu như TTCK cơ sở giúp nhà đầu tư tìm kiếm
lợi nhuận, thì với chức năng chính là phòng ngừa
rủi ro, TTCKPS chủ yếu sẽ hỗ trợ nhà đầu tư bảo vệ
những lợi nhuận đã kiếm được. Bởi vậy, triển khai
TTCKPS không chỉ giúp nhà đầu tư giảm thiểu các
rủi ro trong quá trình đầu tư, mà còn hỗ trợ tích cực
cho các doanh nghiệp huy động vốn qua TTCK.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc triển khai
sản phẩm ban đầu khi mở cửa TTCKPS tại Việt Nam
đang được hoàn thiện theo hướng trước mắt sẽ đưa
vào giao dịch các chứng khoán phái sinh đã được
chuẩn hóa để niêm yết, các sản phẩm đơn giản, dễ
sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro là chính
như: Hợp đồng tương lai chỉ số dùng để phòng ngừa
rủi ro cho danh mục cổ phiếu; Hợp đồng tương lai
trái phiếu chính phủ dùng để phòng ngừa rủi ro cho
danh mục trái phiếu. Các sản phẩm phức tạp hơn,
chẳng hạn như quyền chọn, sẽ được đưa vào giao
dịch tiếp sau này, khi nhà đầu tư đã nắm bắt được
tính năng, cũng như cách thức giao dịch các chứng
khoán phái sinh...
Có ý kiến cho rằng, việc triển khai các sản phẩm
như trên là hơi thận trọng, nhất là sản phẩm hợp
đồng tương lai trái phiếu chính phủ như kinh
nghiệm nhiều thị trường không mấy hấp dẫn, nên
sẽ khó thu hút nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, quan
điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là việc
triển khai TTCKPS tại Việt Nam theo hướng thận
trọng là cần thiết, bởi điều này được đúc rút từ kinh
nghiệm quốc tế, trong đó có những bài học về sự
thất bại, đổ vỡ thị trường. Chứng khoán phái sinh
là công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng ranh giới giữa
phòng ngừa rủi ro và đầu cơ rất mong manh, nên
việc triển khai TTCKPS tại Việt Nam đang được
thúc đẩy theo hướng phát huy tối đa những mặt tích
cực của các sản phẩm phái sinh, đồng thời đặc biệt
coi trọng quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tác động
không mong muốn của các sản phẩm này...
Là quốc gia đi sau trong triển khai TTCKPS nên
Việt Nam phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm phát
triển và các bài học quốc tế về lộ trình phát triển
sản phẩm; cấu trúc sản phẩm; cơ cấu tổ chức, vận
hành thị trường… để không lặp lại các thất bại trong
quản lý TTCKPS đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia.
Các chứng khoán, sản phẩm phái sinh tuy được sử
dụng để phòng ngừa rủi ro nhưng bản thân chúng
lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư không quản
lý tốt các hoạt động đầu tư của họ dẫn tới phản ứng
tiêu cực dây chuyền.
Việc triển khai TTCKPS nhiều khó khăn, thách
thức nhưng Việt Nam sẽ được thừa hưởng được
nhiều thành tựu, cũng như bài học về các giải pháp
triển khai hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin từ
nhiều thị trường trên thế giới. Đặc biệt, sau khủng
hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, hệ thống
này của các thị trường được chuẩn hóa, nâng cấp
bằng các giải pháp mới theo hướng kiểm soát rủi ro
chặt hơn, giúp thị trường vận hành an toàn và bền
vững hơn.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm
Lưu ký Chứng khoán, ngân hàng thanh toán, cũng
như các công ty chứng khoán và các bên liên quan...
đang nỗ lực chạy nước rút hoàn thiện các khâu
cuối cùng để sẵn sàng cho mở cửa TTCKPS trong
năm nay. Việc mở cửa TTCKPS sẽ là một dấu mốc
mới đối với lịch sử phát triển của TTCK Việt Nam
sau chặng đường 20 năm phát triển. Sự ra đời của
TTCKPS không chỉ hoàn thiện cấu trúc thị trường
tài chính Việt Nam hiện đại theo chuẩn mực và
thông lệ quốc tế, mà còn mở ra dư địa mới cho một
giai đoạn phát triển hứa hẹn đầy triển vọng của
TTCK thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung tâm sáng tạo tài chính: Khung pháp lý cho TTCKPS;
2. ThS. Phạm Thị Bích Thảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến TTCKPS
(Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 12/2016);
3. Các trang điện tử: ssc.gov.vn; bvsc.com.vn, Tapchitaichinh.vn...
Chứng khoán phái sinh là công cụ phòng ngừa
rủi ro nhưng ranh giới giữa phòng ngừa rủi ro
và đầu cơ rất mong manh, nên việc triển khai
thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
đang được thúc đẩy theo hướng phát huy tối đa
nhữngmặt tích cực của các sản phẩmphái sinh,
đồng thời đặc biệt coi trọng quản trị rủi ro.
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...120
Powered by FlippingBook