TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 85

84
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
này chưa có. Dữ liệu lịch sử ghi nhận rất ít thương
vụ, chủ yếu là các công ty nước ngoài thâu tóm DN
thông qua liên doanh, liên kết. Các thương vụ M&A
tiêu biểu thời kỳ này phải kể đến vụ Unilever mua
hãng kem đánh răng P/S và Colgate Palmolive thôn
tính kem đánh răng Dạ Lan.
Thời kỳ này càng xuất hiện làn sóng các ngân hàng
nông thôn sáp nhập vào các ngân hàng đô thị. Các
thương vụ này hầu hết do sự giàn xếp của cơ quan quản
lý nhà nước mà không xuất phát từ yếu tố thị trường.
- Giai đoạn từ 2005 đến 2013:
Đây có thể coi là giai đoạn hình thành thị trường
M&A tại Việt Nam với một làn sóng khá mạnh mẽ.
Dấu mốc quan trọng của giai đoạn này là việc các
văn bản pháp lý quan trọng như: Luật Cạnh tranh,
Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán được ban
hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc mua bán,
chuyển nhượng vốn góp. M&A tăng gấp năm lần về
giá trị, từ 1,08 tỷ USD năm 2005 lên đến 5,1 tỷ USD
năm 2012; 77% số thương vụ liên quan đến DN nội,
song giá trị không lớn với quy mô thường dưới 10
triệu USD (47% số thương vụ) (MAF, 2013).
Giai đoạn này chứng kiến sự bứt phá về giao dịch
M&A trong các ngành ngân hàng, hàng tiêu dùng và
bất động sản. Cùng với quá trình tái cơ cấu, ngành
Ngân hàng có một số thương vụ lớn như Ngân hàng
TMCP Sài Gòn được hợp nhất từ ba ngân hàng,
Habubank sáp nhập vào SHB. M&A trong ngành hàng
tiêu dùng cũng tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch
lên đến 1 tỷ USD/năm, chiếm 25% tổng giá trị tại Việt
Nam. Với bất động sản, chính những khó khăn từ năm
2010-2012 khiến cho M&A trong lĩnh vực này diễn ra
sôi động và đa dạng, bao gồm cả chuyển nhượng dự
án, tòa nhà văn phòng và khu nghỉ dưỡng.
Thựctrạnghoạtđộngmuabán,
sápnhậpdoanhnghiệp tại Việt Nam
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
(DN) ở Việt Nam có thể phân ra thành 3 giai đoạn,
cụ thể:
- Giai đoạn từ 1986 đến trước 2005:
Đây là giai đoạn sơ khai của mua bán sáp nhập
(M&A) tại Việt Nam khi khung pháp lý cho hoạt động
THỰC TRẠNGHOẠT ĐỘNGMUA BÁN, SÁPNHẬP
DOANHNGHIỆP TẠI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN HỒNG HIỆP
- Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng)*
Cùng với quá trình đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ngày
càng phổ biến tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua con
đường này. Hiện nay, tại Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp dù
đã có song chưa nhiều và chưa có một nghiên cứu tổng thể gắn lý luận với khung pháp lý và thực tiễn. Qua
bài viết, tác giả khảo sát về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan quản lý.
Từ khóa: Mua bán, sáp nhập, hợp nhất, thâu tóm
THE PRACTICE OF BUSINESS MERGERS AND ACQUISITIONS
IN VIETNAM
The activities of business mergers and
acquisitions are now popular in Vietnam
due to the reform and restructure of national
economy. Foreign investors are accessing to
Vietnam market by means of this approach.
Currently in Vietnam, the number of in-depth
studies of business mergers and acquisitions
are limited and without a general theory
with legal framework and practice. Therefore,
the author presents a panorama picture of
business M&A activities in Vietnam since the
early age in combination with analyses, views
and management recommendations.
Keywords: Merger, acquisition, consolidation
Ngày nhận bài: 20/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/5/2018
Ngày duyệt đăng: 18/5/2018
*Email:
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...145
Powered by FlippingBook