TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 93

92
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
sửa đổi hoàn thiện để tối thiểu hóa những sơ hở
có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy
nhiên, trong trường hợp chuẩn mực kế toán không
loại bỏ hoàn toàn được quản trị lợi nhuận thì kiểm
toán viên “đương đầu” với “nỗ lực” điều chỉnh lợi
nhuận của nhà quản lý. Tăng cường chất lượng
kiểm toán sẽ góp phần tăng chất lượng thông tin
lợi nhuận được báo cáo.
Về nghiên cứu khoa học, để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh lợi nhuận và ảnh
hưởng như thế nào, đòi hỏi phải thực hiện các
nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ của các
nhân tố tới sự điều chỉnh lợi nhuận của các DN Việt
Nam hiện nay. Một số các tác giả như Nguyễn Hà
Linh (2017), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016)…
đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến
việc điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam như cấu trúc sở hữu, quy mô công ty, kiểm
toán độc lập, tính độc lập của hội đồng quản trị,
hệ số nợ, tình trạng niêm yết, kế hoạch thưởng…
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên
cứu trên với độ tin cậy cao một mặt sẽ tăng cường
nhận thức của những người sử dụng thông tin kế
toán về điều chỉnh lợi nhuận, mặt khác là cơ sở để
đưa ra những khuyến nghị ở tầm vi mô và vĩ mô
nhằm kiểm soát điều chỉnh lợi nhuận nói riêng
và tăng cường chất lượng thông tin kế toán nói
chung. Bởi vậy, những nghiên cứu về tác động
của các nhân tố tới sự điều chỉnh lợi nhuận của
DN đã, đang và cần tăng cường thực hiện làm cơ
sở tham khảo và vận dụng giải quyết vấn đề quản
lý thực tiễn.
Tài liệu tham khảo:
1. Võ Văn Nhị, Hoàng Cẩm Trang (2013), “Việc điều chỉnh lợi nhuận và nguy
cơ phá sản của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á - Vol. 276,
No. (2013);
2. Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Minh Thao (2016), “Nhận diện việc quản trị
lợi nhuận thực tế của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,
Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, Tập 19, Số Q4 – 2016;
3. Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh;
4. Dr. Parviz Saeidi (2012), “The Relationship between Income Smoothing and
Income Tax and Profitability Ratios in Iran Stock Market”, Asian Journal of
Finance & Accounting ISSN 1946-052X 2012, Vol. 4, No. 1;
5. WangJianHui (2009), “The advantages and disadvantages of the use of
earnings management analysis”, From:
, Posted: 2009-
10-06 21:50:05.
vốn đầu tư từ bên ngoài. Các loại hình DN còn lại vì
không bán chứng khoán trên thị trường nên ít quan
tâm đến việc điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút
vốn đầu tư từ bên ngoài và thường sẽ ưu tiên lựa
chọn điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi
phí thuế thu nhập DN.
Những rủi ro có thể xảy ra
khi có hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Theo WangJianHui (2009), quản trị lợi nhuận
được sử dụng rộng rãi trong các DN trong và ngoài
nước. Nếu trường hợp này xảy ra, về lâu dài sẽ làm
giảm chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin
báo cáo tài chính. Thông tin kế toán về lợi nhuận
là thông tin quan trọng mà các nhà đầu tư, các chủ
nợ… sử dụng để đánh giá ưu khuyết điểm của DN.
Việc điều chỉnh lợi nhuận quá mức sẽ làm cho thông
tin kế toán bị mất tính công bằng, tin cậy và so sánh
được, dẫn tới gây hiểu nhầm cho người sử dụng
thông tin. Mặt khác, quản trị lợi nhuận chỉ nhằm đạt
được mức lợi nhuận tối ưu tức thời trong ngắn hạn
mà không gắn liền với sự hoàn thiện cải cách sản
phẩm, tổ chức hoạt động của DN, có thể sẽ mang
lại rủi ro cho sự phát triển của DN trong tương lai.
Chưa kể, khi đối thủ cạnh tranh quản trị lợi nhuận
quá mức, các DN khác cũng khó duy trì hành vi tốt,
cuối cùng sẽ dẫn tới cạnh tranh bất thường về quản
trị lợi nhuận, thông tin kế toán bị mất tính so sánh,
người sử dụng thông tin khi đó sẽ khó có thể phân
biệt sự khác nhau của mỗi DN.
Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang (2013) xem xét
mối quan hệ giữa việc điều chỉnh lợi nhuận và nguy
cơ phá sản của 85 công ty niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) niên
độ kế toán 2011. Nghiên cứu sử dụng mô hình của
Leuz & cộng sự (2003) để xác định việc điều chỉnh
lợi nhuận và sử dụng chỉ số Z của Altman (2000) để
xác định nguy cơ phá sản công ty. Kết quả cho thấy,
mức độ điều chỉnh lợi nhuận tương đồng với nguy
cơ phá sản: Những công ty nằm trong vùng an toàn,
chưa có nguy cơ phá sản có mức độ điều chỉnh lợi
nhuận trung bình thấp nhất; Những công ty nằm
trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản có
mức độ điều chỉnh lợi nhuận trung bình cao hơn;
Những công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ
phá sản cao có mức độ điều chỉnh lợi nhuận trung
bình cao nhất.
Khuyến nghị giải pháp
Một trong các biện pháp để kiểm soát điều
chỉnh lợi nhuận đó là thiết lập nghiêm nghặt hơn
chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán nên được
1...,83,84,85,86,87,88,89,90,91,92 94,95,96,97,98,99,100,101,102,103,...145
Powered by FlippingBook