TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 87

86
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Luật Chứng khoán hiện chỉ quy định công bố
thông tin với công ty đại chúng. Bên cạnh đó, theo
Luật Kế toán, tất cả DN phải thực hiện nghĩa vụ
nộp báo cáo tài chính cho Sở Kế hoạch và Đầu tư
và cơ quan Thuế tại địa phương, nhưng nếu đối tác
muốn có các thông tin đó rất khó vì liên quan đến
vấn đề bảo mật. Ngoài ra, tính trung thực của báo
cáo tài chính cũng là vấn đề nên các công ty chủ
yếu dựa vào nguồn thông tin được cung cấp bởi
bên thứ ba.
Thứ ba,
hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh.
Một khung pháp lý hoàn chỉnh cho M&A là rất
cần thiết. Cụ thể, còn thiếu quy định về giao dịch có
yếu tố nước ngoài; chưa có quy định cụ thể bảo vệ
quyền lợi người lao động, cổ đông; thiếu quy định
về công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động
MBSN nhằm hạn chế những tác hại tiêu cực như
thâu tóm hay đánh mất thương hiệu DN.
Thứ tư,
vấn đề về thuế.
Việc có hai thậm chí ba bộ sổ sách của DN nội đã
khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại những
rủi ro tiềm tàng về nghĩa vụ thuế. Họ cân nhắc bởi
không chỉ số thuế có thể bị truy thu mà cả những
hậu quả khác như uy tín DN.
Giải pháp phát triển hoạt động
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động M&A
Chính phủ cần ban hành một văn bản hướng dẫn
thống nhất cho hoạt động M&A thay vì đề cập rải rác
ở nhiều văn bản như hiện nay. Đó có thể là một Nghị
định như một bộ khung kết nối với các văn bản pháp
lý khác. Văn bản này nên có những nội dung như: Phân
công cơ quan quản lý M&A kèm với quy định trách
nhiệm, quyền hạn; các hình thức thực hiện M&A; thủ
tục và trình tự thực hiện; quy định về công bố thông tin
liên quan đến M&A; các hình thức M&A bị cấm.
Xây dựng thị trường M&A chuyên nghiệp
-
Cơ quan quản lý cần quy định về việc công bố
thông tin của các đối tượng là DN nói chung chứ
không chỉ riêng với công ty đại chúng như hiện nay,
đồng thời quy định rõ các loại thông tin và hình
thức công bố mà DN có nghĩa vụ thực hiện. Các
thông tin này có thể được cung cấp cho thị trường
như một dịch vụ với chi phí hợp lý.
-
Nâng cao trình độ của các nhà quản trị DN và
các nhà quản lý thị trường. Việc đào tạo nguồn nhân
lực cho thị trường phải được thực hiện với sự hợp
tác của các DN, các bên tư vấn, các trường đại học
và cả cơ quan quản lý trực tiếp thị trường này.
-
Tạo điều kiện phát triển các công ty tư vấn
chuyên nghiệp cho hoạt động M&A. Sự tham gia
của bên thứ ba sẽ giúp giảm rủi ro cho cả hai phía và
tăng sự chuyên nghiệp cho mỗi thương vụ.
Tóm lại, M&A tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc
trong điều kiện còn nhiều khoảng trống pháp lý cùng sự
thiếu hụt về kiến thức của cả các chủ thể tham gia và các
nhà quản lý. Sựphát triển này xuất phát từ nhu cầu nâng
cao năng lực cạnh tranh của DN nội và nhu cầu đầu tư
của các DN nước ngoài. Tuy vậy, M&A cũng tiềm ẩn tác
động tiêu cực đến DN và cả nền kinh tế như nguy cơ
mất thương hiệu, bị thâu tóm hay thống lĩnh thị trường.
Trước sự phát triển của M&A, Chính phủ nên thực hiện
một số giải pháp vĩ mô nhằm giúp thị trường phát triển
bền vững, đó là hoàn thiện hành lang pháp lý và xây
dựng thị trường M&A chuyên nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm, T. T. P. (2013), Nghiên cứu hoạt động mua, bán, hợp nhất, sáp nhập
trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam;
2. Luật doanh nghiệp 1999, 2005, 2014;
3. Luật Cạnh tranh (2004);
4. Luật Chứng khoán (2006), sửa đổi bổ sung 2010;
5. Roberts, A., Wallace, W., & Moles, P. (2003), Mergers and Acquisitions:
Pearson Education.
4,2
313
341
611
5,2
5,8
S thương v
700
600
500
400
300
200
100
0
0
1
2
3
4
5
6
7
2014
2015
2016
T ng giá tr (t USD)
HÌNH 2: TỔNG SỐ THƯƠNG VỤ VÀ TỔNG GIÁ TRỊ M&A
TỪ 2014 ĐẾN HẾT 2016
Nguồn: Tổng hợp từ Vietnam M&A Report của AVM
BẢNG 2: MỘT SỐ THƯƠNG VỤ TIÊU BIỂU
GIAI ĐOẠN 2014 - 2017
Nguồn: Tổng hợp từ Vietnam M&A Report (AVM) từ 2014 - 2017
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...145
Powered by FlippingBook