TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 52

54
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
như việc kiểm tra để tránh trùng lặp trong việc cấp
thẻ. Cần xem xét bổ sung những ưu đãi về chăm
sóc sức khỏe đối với những đồng bào không phải
là dân tộc thiểu số nhưng có vợ/chồng là người dân
tộc thiểu số và sinh sống ở những vùng miền núi
đặc biệt khó khăn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
tài chính
Chuyển hướng cấp tài chính cho cơ sở cung ứng
dịch vụ y tế sang cấp cho người sử dụng dịch vụ:
Thời gian gần đây, các chính sách trợ cấp này đã
được bổ sung, hoàn thiện và mở rộng, bao trùm
nhiều nhóm đối tượng như người nghèo, trẻ em
dưới 6 tuổi, người từ 85 tuổi trở lên, người cận
nghèo, người có công, người tàn tật, trẻ mồ côi...
Việc trợ cấp của Nhà nước cho các đối tượng chính
sách trong khám chữa bệnh chủ yếu được thực hiện
thông qua trợ cấp mua BHYT, do đó đã góp phần
đáng kể vào việc mở rộng diện bao phủ BHYT trong
một số năm gần đây. Ngoài ra, tại một số vùng,
người nghèo được trợ cấp tiền đi lại, tiền ăn trong
thời gian nội trú tại bệnh viện.
Giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho
y tế: Nhà nước tiếp tục phân bổ đủ kinh phí để hỗ
trợ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và các đối
tượng chính sách xã hội khác. Cần tăng mệnh giá
thẻ BHYT cho người nghèo và cận nghèo cho phù
hợp với chi phí dịch vụ đang gia tăng. Điều chỉnh
mức thanh toán BHYT theo hướng chi trả nhiều hơn
cho người nghèo và cận nghèo.
Huy động các nguồn lực tài chính của xã hội
cho y tế: Chính phủ tiếp tục ưu tiên NSNN để triển
khai tốt hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính
sách xã hội, đảm bảo công bằng về CSSK trong điều
kiện kinh tế thị trường, tăng cường nguồn đầu tư
xã hội hóa và trong cơ chế tự chủ tài chính của các
đơn vị; Giải quyết các bất cập trong quản lý và triển
khai Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo; Hỗ trợ
khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi bằng hình
thức mua thẻ BHYT.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế Việt Nam & Nhóm đối tác Y tế (2015), “Báo cáo chung Tổng quan
ngành Y tế Việt Nam năm 2015: Tài chính Y tế ở Việt Nam”, Hà Nội;
2. Chính phủ (1996), “Nghị quyết số 37/CP ngày 20/06/1996 về định hướng
chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian
1996-2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”, Hà Nội;
3. Chính phủ (2013), “Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”, Hà Nội.
sách để tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe người
dân bằng việc đầu tư cho ngành y tế từ chỗ nghèo
nàn về cơ sở vật chất đến trang bị những máy
móc tiên tiến. Để khắc phục tình trạng yếu kém ở
những cơ sở y tế địa phương, Nhà nước đã tăng số
cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc và đặc biệt
chú trọng đến những vùng còn kém phát triển, xã
phường, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng dân
tộc thiểu số.
Sử dụng các nguồn tài chính từ nguồn khác
Chi của tư nhân cho CSSK chiếm khoảng 6%
tổng chi y tế. Từ những năm 1986 trở lại đây, Nhà
nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích tư
nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế để cải thiện thêm tình
hình chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tại Việt Nam,
hiện đã hình thành mạng lưới y tế tư nhân, gồm
hơn 30.000 phòng khám chữa bệnh tư nhân và 102
bệnh viện tư với hơn 5.400 giường bệnh (gồm cả
bốn bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài) ở 29 tỉnh,
thành phố.
Giải pháp tăng cường tài chính cho chăm sóc
sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam
Giải pháp tăng cường huy động các nguồn tài chính
Để huy động các nguồn lực tài chính cho chăm
sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam,
các giải pháp đặt ra là:
- Tiếp tục triển khai chương trình nghị sự về hiệu
quả viện trợ thông qua việc thực hiện tuyên bố Paris
và cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ và chương
trình hành động Accra nhằm góp phần thiết thực
vào hiệu quả phát triển.
- Tổ chức thực hiện tốt pháp luật về hành nghề y,
dược tư nhân; củng cố bộ phận quản lý hành nghề
y, dược tư nhân; Nhanh chóng ban hành các chính
sách tập trung vào khuyến khích việc huy động các
nguồn lực cho khu vực y tế tư nhân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử
lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về
hành nghề y, dược tư nhân; mở rộng mạng lưới
cộng tác viên thanh tra y, dược, tăng cường củng cố
đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, tăng cường sự
phối hợp giữa thanh tra sở y tế với bộ phận quản lý
Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân và với các
cơ quan công an, quản lý thị trường.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực y tế tư nhân: Đưa ra mức lương hấp dẫn để thu
hút nhân tài (cả trong và ngoài nước); Quy tụ những
bác sĩ có tay nghề đã nghỉ hưu để tái sử dụng.
- Tăng cường quản lý quy trình cấp phát thẻ cũng
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...74
Powered by FlippingBook