Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 66

68
Tiền đề vững chắc
Trong những năm qua, các tổ chức và nhà đầu tư
tài chính toàn cầu luôn dành những đánh giá tích cực
cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam
đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới phát triển
bền vững. Cuối tháng 7/2011, Moody’s nâng một bậc
xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu không đảm
bảo có độ ưu tiên cao và xếp hạng nhà phát hành
của Việt Nam từ B2 lên B1 với triển vọng “ổn định”.
Tiếp đó, ngày 3/11/2014, tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Fitch đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam,
cụ thể, mức xếp hạng phát hành trái phiếu chính phủ
(IDR) bằng đồng nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt
Nam được nâng lên một bậc từ mức “B+” thành “BB-
”, triển vọng dài hạn ở mức “ổn định”... Những công
nhận từ các tổ chức xếp hạng quốc tế hàng đầu trước
thời điểm phát hành đã thu hút sự chú ý của cộng
đồng nhà đầu tư quốc tế, sự tham gia đặt mua của
nhiều tổ chức đầu tư, giúp cho các đợt phát hành trái
phiếu thực sự thành công.
Nếu đánh giá về thành công của thị trường tài
chính Việt Nam năm 2014, không thể không nhắc đến
sự kiện Bộ Tài chính phát hành thành công 1 tỷ USD
trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế với lãi
suất thấp. Theo đó, 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ Việt
Nam, kỳ hạn 10 năm đã được bán với mức lãi suất
cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến ban đầu
là 5,125%/năm. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so
với lãi suất cho trái phiếu chính phủ được phát hành
trong năm 2005 và 2010 (tương ứng là 6,875%/năm và
6,755%/năm). Theo tính toán của Bộ Tài chính, mức
lãi mà Việt Nam phải trả ngay lập tức sẽ được giảm
đi 50 triệu USD, tiết kiệm cho ngân sách khoảng 1.000
tỷ đồng. Đặc biệt, việc hoán đổi được 54,4% giá trị gốc
của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái
phiếu quốc tế 2010 sẽ góp phần tái cơ cấu nợ công theo
hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa
vụ trả nợ. Đây cũng sẽ là kinh nghiệm tốt cho Việt
Nam trong quản lý nợ công hiện nay cũng như thời
gian tới đây, nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững
của khả năng trả nợ của nền kinh tế.
Một điểm nhấn khác của đợt phát hành năm
2014 là với điều kiện thị trường vốn quốc tế đang có
nhiều yếu tố thuận lợi, nhu cầu nắm giữ trái phiếu
chính phủ Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế đạt
mức kỷ lục so với khối lượng phát hành. Tại phiên
phát hành, đã có 437 nhà đầu tư quốc tế đăng ký
mua trái phiếu chính phủ Việt Nam với tổng trị giá
đăng ký mua vượt hơn 10 lần khối lượng chào bán,
lên tới trên 10,6 tỷ USD. Trong số đó có 17% nhà đầu
tư châu Á, 28% nhà đầu tư đến từ châu Âu, 55%
nhà đầu tư đến từ châu Mỹ. Nếu phân chia theo
loại hình nhà đầu tư, có 84% nhà đầu tư là các công
ty quản lý quỹ, 12% nhà đầu tư là các ngân hàng và
4% nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm và quỹ hưu
trí. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hấp
dẫn của trái phiếu chính phủ Việt Nam trong mắt
giới đầu tư tài chính quốc tế.
Cơ hội phía trước
Năm 2015, Việt Nam dự kiến sẽ phát hành thêm
TRIỂNVỌNG PHÁT HÀNHTRÁI PHIẾU CHÍNHPHỦ
RATHỊTRƯỜNGVỐNQUỐCTẾNĂM2015
ThS. NGUYỄN THÙY VÂN, ThS. NGUYỄN CHÂU GIANG -
Đại học Thương mại
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc tìm kiếm các nguồn lực tài
chính từ nước ngoài thông qua các công cụ tài chính để phục vụ cho nhu cầu phát triển
kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là rất cần thiết. Thành công từ các
đợt phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế những năm vừa qua tạo ra niềm tin cho
những thành công trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...86
Powered by FlippingBook