TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
67
thấy, sự phức tạp trong dự đoán đường đi tỷ giá tương
lai. Đồng nghĩa, rủi ro tỷ giá sẽ có xu hướng ngày càng
gia tăng đối với DN có lợi ích gắn liền với các loại ngoại
tệ, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa,
rủi ro về tỷ giá cũng gia tăng khi Việt Namhội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ đối ngoại với
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bên cạnh những lợi thế như mở rộng môi trường
kinh doanh, nắm bắt nhiều cơ hội phát triển thì các
DN sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động
thanh toán. Đáng chú ý là, trong những rủi ro trên,
DN hầu hết đều không lường trước được mức độ ảnh
hưởng của nó. Chưa kể, tỷ giá một đồng tiền này so
với đồng tiền của một quốc gia khác chịu sự tác động
của rất nhiều yếu tố như: Các chính sách kinh tế, chính
sách tiền tệ, các chỉ số kinh tế, tương quan kinh tế giữa
quốc gia này và quốc gia khác...
Công việc phân tích, dự báo, nhận diện rủi ro ngoại
hối cần được tiến hành một cách thường xuyên, theo
sát mỗi hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại
tệ của DN xuất nhập khẩu. Đặc biệt, sau khi đã nhận
diện rủi ro tỷ giá, DN xuất nhập khẩu cần tính toán chi
phí cơ hội giữa lợi ích kinh tế bị mất đi, khi lựa chọn
hay không lựa chọn bảo hiểm rủi ro tỷ giá...
Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá của các phương
pháp truyền thống
Với những tác động không hề nhỏ và có nguy cơ
gia tăng, rủi ro tỷ giá đang ngày càng được quan tâm,
thậm chí còn trở thành áp lực trong hoạt động kinh
doanh, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu của DN.
Nhiệm vụ của ban giám đốc là phải phân tích mức
độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá và đề ra cách thức tự
bảo hiểm rủi ro tỷ giá một cách phù hợp. Vấn đề đặt
ra với ban giám đốc DN và giám đốc tài chính là: (1)
Có quyết định phòng ngừa rủ ro tỷ giá hay không? (2)
Nếu có, phòng ngừa bằng cách nào?
Để tiến hành hiệu quả các biện pháp trên cũng như
các biện pháp tự thực hiện khác, bản thân DN cần:
- Cố gắng để cân đối quy mô, thời gian đối với
từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ; tức
là, giữa các khoản phải thu và phải trả đối với mỗi
loại ngoại tệ.
- Đa dạng hoá ngoại tệ trong hoạt động tín dụng,
hoạt động xuất nhập khẩu của DN cũng như các hoạt
động kinh doanh quốc tế khác...
Tăng cường sử dụng công cụ phái sinh vào quản lý rủi ro
tỷ giá tại các DN xuất nhập khẩu Việt Nam
Một số giải pháp cụ thể mà các DN cần triển khai
trong thời gian tới, để hạn chế rủi ro tỷ giá có thể kể
tới như sau:
- Nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc sử
dụng các sản phẩm phái sinh.
- Tích cực tìm hiểu về lợi ích của các sản phẩm phái
sinh.
- Luôn coi sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản
lý rủi ro hối đoái là vì lợi ích của DN.
- Lựa chọn sản phẩm phái sinh phù hợp, để bảo
hiểm cho rủi ro tỷ giá có thể gặp phải: Bộ phận quản trị
rủi ro trong DN hay giám đốc DN cần am hiểu lợi ích
của từng sản phẩmphái sinh, trong trường hợp phòng
tránh rủi ro nào thì áp dụng sản phẩm phái sinh đó để
đem lại hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ về các công
cụ tài chính phái sinh. Việc am hiểu và vận dụng linh
hoạt các công cụ tài chinh phái sinh trong phòng ngừa
rủi ro biến động tỷ giá đối với DN không phải là vấn
đề dễ dàng. Do vậy, thời gian tới, cần triển khai đào
tạo đội ngũ cán bộ; các nhà quản lý doanh nghiệp xuất
nhập khẩu theo những phương diện sau:
Thứ nhất,
thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn
hạn về các sản phẩm ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm
phái sinh.
Thứ hai,
tập trung giải quyết tốt mâu thuẫn giữa
việc phải dành nguồn nhân lực, để đáp ứng các yêu
cần trước mắt; đồng thời, phải giành sự đầu tư thỏa
đáng cho việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
Thứ ba,
ưu tiên đề bạt số cán bộ trẻ có năng lực và
đạo đức tốt thay thế một bộ phận lãnh đạo không theo
kịp yêu cầu, do sự đổi mới về công nghệ quản lý.
Tóm lại, những kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá sẽ
giúp Việt Nam đưa ra những biện pháp, bài học cụ thể
trong việc dự đoán, phân tích, đo lường rủi ro tỷ giá
trong DN. Hy vọng rằng, trong tương lai công cụ phái
sinh sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất, góp phần giúp DN
phòng ngừa rủi ro hối đoái và tiến tới hòa nhập chủ
động vào nền kinh tế quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Adjustments for Changes in Exchange Rates During an APA Term, 2002;
2. Corporate Hedging for Foreign Exchange Risk in India, Indian Institute of
Technology, Kanpur, India;
3. Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê 2007;
4. Website: mof.gov.vn; doanhnhan360.vn; sbv.gov.vn; tapchiketoan.com; tcptkt.
ueh.edu.vn; gso.gov.vn; saga.com.vn…
Mở rộngmôi trườngkinhdoanh, nắmbắt nhiều
cơ hội phát triển, DN Việt Nam sẽ phải đối mặt
với những rủi ro trong hoạt động thanh toán,
khi có sự gópmặt ngày càng lớn của các nguồn
ngoại tệ khác nhau.