Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
65
Qua đó, phát huy lợi thế so sánh của đất nước, khai
thác nguồn lực về tài nguyên thế giới, xây dựng và
kịp thời điểu chỉnh cơ cấu sản xuất hướng tới tối ưu
hóa, đảm bảo ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
(ii) Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn. Trọng tâm là đầu tư hệ thống thủy lợi và
phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao... Ngoài
ra, Nhà nước còn rất coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất,
tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên
kết thành thửa lớn liền nhau...
(iii) Tăng cường áp công nghệ cao vào trong sản
xuất nông nghiệp. Cụ thể, Hà Lan đã áp dụng công
nghệ “dùng vốn thay đất” để xây dựng hệ thống
nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới;
công nghệ “tăng diện tích đất”, tập trung áp dụng
biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên
đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp hơn nhiều
lần năng suất bình quân thế giới...
Hàn Quốc
Nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói
riêng của Hàn Quốc đang được cả thế giới khâm
phục và gọi là “sự kỳ diệu bên sông Hàn”. Sự diệu
kỳ đó bắt nguồn từ “phong trào làng mới hoặc cộng
đồng mới” tương tự như phong trào xây dựng nông
thôn mới của Việt Nam. Phong trào này được khởi
xướng vào tháng 4/1970 nhằm cải thiện điều kiện
và môi trường sống của nông thôn, tăng thu nhập
cho người lao động nông nghiệp. Để phong trào này
nhanh chóng trở thành chương trình phát triển cộng
đồng nông thôn tầm quốc gia, Hàn Quốc đã triển
khai một số giải pháp sau:
(i) Đẩy mạnh và ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng
thông qua các chương trình phân phối xi măng, sắt
thép đến các vùng nông thôn; phát động phát triển
mạng lưới giao thông nông thôn; nâng cấp các công
trình thủy lợi; cơ giới hóa công việc đồng áng; cung
cấp điện, cung cấp dịch vụ điện thoại; cung cấp các
dịch vụ xã hội khác...
(ii) Tăng thu nhập và giảm đói nghèo, thông qua
thực hiện các dự án chính: Tăng năng suất công
nghiệp ; “Đầu tư theo chu kỳ” với lực lượng lao động
và quỹ thôn nhàn rỗi; phát triển các nguồn thu nhập
thay thế. Nhờ vậy, từ năm 1974 đến nay, thu nhập hộ
gia đình nông thôn của Hàn Quốc đã vượt qua mức
thu nhập thành thị; xóa bỏ tuyệt đối hộ nghèo trong
khu vực nông thôn; giảm sự chênh lệch về kinh tế xã
hội giữa các khu vực thành thị và nông thôn...
Bài học cho Việt Nam
Từ thực tiễn xây dựng và phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở các nước, bước đầu chúng ta có thể rút
ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất,
hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp
trồng lúa cho mục đích công nghiệp và nên ban
hành mức thuế đánh mạnh vào chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Đặc biệt, để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp,
cần tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất,
nới rộng hạn điền và thời gian giao quyền sử dụng
đất từ 50 đến 100 năm để người dân an tâm đầu
tư lâu dài.
Thứ hai,
không nên lấy việc áp dụng chính sách
trợ cấp và bảo trợ quá mức cho nông nghiệp mà
cần lấy thị trường làm chỗ dựa và xây dựng nền
nông nghiệp hướng về cạnh tranh như Hà Lan.
Theo đó, cần tăng cường đầu tư và tích cực chuyển
giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân
nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng
khoa học - công nghệ có hiệu quả. Trước mắt, cần
tập trung nghiên cứu chọn lọc và hoàn thiện bộ
giống chuẩn quốc gia về các cây lượng thực chủ
yếu và thủy hải sản thế mạnh của Việt Nam. Đây
là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp
tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất
lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở
trong và ngoài nước.
Thứ ba,
nâng cao vai trò và tính liên kết của các tổ
chức kinh tế - xã hội hay hiệp hội đại diện cho nông
dân. Trước bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, tính
cạnh tranh gay gắt, nông dân Việt Nam sẽ phải đối
mặt với không ít khó khăn, thách thức, các tổ chức
kinh tế - xã hội hay hiệp hội đại diện cho nông dân
là rất quan trọng.
Thứ tư,
có bước đột phá về thị trường và nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, hoàn thiện
thể chế lưu thông, nhất là lưu thông hàng nông sản:
lúa gạo, cá, tôm. Trách nhiệm này không thể phó
thác cho nông dân hay một doanh nghiệp cụ thế nào
mà đó phải là trách nhiệm của Chính phủ và các bộ
chuyên nghành, các cơ quan hoạch định chiến lược
quốc gia cùng chung tay phối hợp thực hiện thì mới
đem lại hiệu quả.
Để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, cần
tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất,
nới rộng hạn điền và thời gian giao quyền sử
dụng đất từ 50 đến 100 năm. Trong trường hợp
người dân chuyển sang các ngành nghề khác
thì nhà nước đứng ra mua và cho thuê nhằm
bảo đảm diện tích đất nông nghiệp, thúc đẩy
tích tụ đất ruộng ở nông thôn.
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...86
Powered by FlippingBook