Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 58

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Việt Nam đã được quy định rõ ràng: Các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm
được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy
định của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Các cá nhân, tổ
chức tham gia phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh
doanh, tổ chức giao dịch chứng khoán, lưu ký, bù
trừ, thanh toán chứng khoán theo quy định của Luật
Chứng khoán; và các doanh nghiệp được phép kinh
doanh xổ số, đặt cược, ca-si-nô và trò chơi điện tử có
thưởng theo quy định của pháp luật.
Ngày 24/11/2010, Quốc hội đã ban hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán,
trong đó quy định về hoạt động chào bán chứng
khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư
chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và TTCK.
Tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán,
đại lý phân phối chứng khoán, quản lý danh mục
vốn đầu tư; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho
tổ chức, cá nhân khác là các đối đượng chịu sự điều
chỉnh của Luật PCRT được Quốc hội thông qua
ngày 18/6/2012. Luật PCRT cũng quy định Sở giao
dịch chứng khoán phải lưu giữ và cập nhật thông
tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ
sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp niêm yết và cơ
quan đăng ký kinh doanh phải lưu giữ, cập nhật
thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập,
chủ sở hữu hưởng lợi của các doanh nghiệp chưa
niêm yết trên TTCK.
Đặc biệt, Điều 22 Luật PCRT đã nêu rõ các dấu
hiệu đáng ngờ cơ bản, các dấu hiệu này là cơ sở để
xác định các hành vi liên quan đến hành vi rửa tiền,
trong đó một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực
chứng khoán như sau:
a) Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu
bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do
một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện;
b) Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng
khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý;
c) Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù
hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán;
d) Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài
khoản giao dịch chứng khoán ra khỏi Việt Nam;
đ) Khách hàng thường xuyên bán danh mục đầu
tư và đề nghị công ty chứng khoán thanh toán bằng
tiền mặt hoặc séc;
e) Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại
chứng khoán bằng tiền mặt hoặc séc trong khoảng
thời gian ngắn hoặc sẵn sàng đầu tư vào các danh
mục chứng khoán không có lợi;
g) Tài khoản chứng khoán của khách hàng không
hoạt động trong một thời gian dài nhưng đột nhiên
được đầu tư lớn không phù hợp với khả năng tài
chính của khách hàng;
h) Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn
tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở các vùng lãnh thổ
được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa
tiền cao.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu diễn ra trong
thực tế, sau khi Việt Nam trải qua đợt đánh giá đa
phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về
chống rửa tiền vào năm 2009, Bộ Tài chính đã kịp
thời ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể
trong lĩnh vực chứng khoán. Nghĩa vụ của các công
ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu
tư chứng khoán được quy định rõ tại các Thông
tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 về tổ chức
và hoạt động của công ty chứng khoán, Thông tư
số 212/TT-BTC ngày 05/12/2012 về tổ chức và hoạt
động của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng
khoán, trong đó có trách nhiệm xây dựng các quy
định nội bộ về PCRT; thực hiện kiểm toán nội bộ
và đào tạo thường xuyên cho các nhân viên, cán
bộ chuyên trách về PCRT; nhấn mạnh trách nhiệm
nhận biết khách hàng...
Có thể thấy rằng, từ sau năm 2009, các cơ quan
quản lý nhà nước đã chú trọng và từng bước hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực chứng
khoán (ban hành các văn bản nhằm đưa các giao
dịch chứng khoán vào thị trường tập trung và có
quản lý bằng cách xây dựng thị trường UPCOM
để giao dịch các chứng khoán không niêm yết, tách
bạch tài khoản tiền và chứng khoán trong giao dịch
đồng thời đẩy mạnh hoạt động giám sát trên TTCK).
Những hành động, biện pháp cần thiết nhằm ngăn
ngừa, PCRT đã được quy định tương đối đầy đủ tại
Luật PCRT và các văn bản hướng dẫn Luật.
Tuy nhiên, liên quan đến văn bản pháp lý, có thể
thấy thông tư 148/2010/TT-BTC cho dù đã đề cập
tương đối đầy đủ trách nhiệm của các đối tượng
điều chỉnh trong lĩnh vực chứng khoán, song đến
thời điểm này thông tư trên đã không còn phù hợp
với tình hình thực tiễn nữa, lý do là vì Luật PCRT
đã có hiệu lực và thay thế cho Nghị định 74/2005/
NĐ-CP, vì vậy các thông tư hướng dẫn cho Nghị
định 74/2005/NĐ-CP trước kia cần phải được chỉnh
sửa phù hợp với quy định tại Luật PCRT.
Ngày 25/11/2014, Chính phủ đã ban hành Kế
hoạch hành động quốc gia về phòng, chống
rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-
2020 với mục tiêu tổng quát là xây dựng một
cơ chế phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ
khủng bố có hiệu quả ở Việt Nam.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...86
Powered by FlippingBook