TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
69
1 tỷ USD trái phiếu. Thực tế cũng cho thấy chúng ta
đang “hội tụ” nhiều yếu tố thuận lợi để phát hành
trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, cụ thể:
Một là,
Việt Nam mong muốn đa dạng hóa
các kênh huy động vốn nước ngoài, xuất phát từ
nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và tái cơ cấu
nợ công. Hiện nay, trong tổng số tiền đi vay hiện
nay, tiền vay trong nước có thời hạn ngắn (dưới 5
năm), lãi suất cao chiếm tới 2/3. Áp lực trả nợ vay
trong nước rất lớn, năm 2015, nếu trả nợ hết các
khoản nợ đến hạn, thì tổng số tiền trả nợ chiếm gần
30% tổng thu (năm 2014 chiếm 26,2% tổng thu). Vì
vậy, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh huy động
vốn trong nước có thời hạn dài, lãi suất thấp, cũng
cần huy động vốn trên thị trường quốc tế để có
vốn đầu tư, cơ cấu lại nợ, giảm áp lực trả nợ và lãi
suất vay vốn, đồng thời không gia tăng nợ công.
Bộ Tài chính khẳng định, Việt Nam rất quan tâm
đến việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn nước
ngoài, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Điều này hoàn toàn hợp lý trong điều kiện thị
trường vốn thuận lợi như hiện nay và việc giá dầu
thô giảm có ảnh hưởng đến thu ngân sách. Hiện
tại, Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng lộ trình
chủ động tiếp cận thị trường vốn quốc tế, góp phần
nâng cao uy tín của Việt Nam đối với cộng đồng
đầu tư nước ngoài.
Hai là,
tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, tăng
trưởng bền vững nhờ kết quả của tái cấu trúc nền
kinh tế đang tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc
tế. Hiện nay, thị trường chứng khoán phát triển bền
vững; hệ thống ngân hàng đã qua thời kỳ khủng
hoảng, nợ xấu giảm mạnh; tiềm lực tài chính cũng
ngày càng vững mạnh, đặc biệt là lượng dự trữ
ngoại hối hiện đã lên đến 35-38 tỷ USD; cán cân
thanh toán quốc tế bảo đảm… Với sự xếp hạng tín
nhiệm của các tổ chức quốc tế và qua thành công
vượt mong đợi của đợt phát hành trái phiếu quốc
tế năm 2014, niềm tin của cộng đồng quốc tế vào
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam đang
gia tăng. Đặc biệt, một tín hiệu vui khác là nhiều tổ
chức tài chính của Nhật Bản như cam kết sẽ tích cực
hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc huy động vốn nước
ngoài trên thị trường Nhật Bản…
Ba là,
sau hơn 5 năm chính thức vận hành (kể
từ ngày 24/9/2009), thị trường trái phiếu chính phủ
Việt Nam đã phát triển mạnh về quy mô và chất
lượng, góp phần quan trọng vào việc huy động vốn
cho đầu tư phát triển, củng cố uy tín và độ tín nhiệm
của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Quy
mô thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm, dẫn đầu
các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á và ASEAN + 3.
Công tác phát hành được cải cách mạnh mẽ theo
hướng tinh gọn, chất lượng, hướng tới mục tiêu
lâu dài cơ cấu lại nợ công hợp lý và tạo hàng hóa
chuẩn cho thị trường. Năm 2015, Bộ Tài chính tiếp
tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể tham gia huy động vốn
trên thị trường; Thực hiện đồng bộ các giải pháp
phát triển thị trường trái phiếu mà trọng tâm là thị
trường trái phiếu chính phủ theo Lộ trình phát triển
thị trường trái phiếu đến năm 2020 được Bộ trưởng
Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 261/2013/
QĐ-BTC nhằm thúc đẩy việc huy động vốn cho
ngân sách nhà nước, cho chính quyền địa phương
và cho các doanh nghiệp.
Bốn là,
hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ
hiện không ngừng được đầu tư nâng cấp. Từ tháng
9/2014, hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng
khoán (HNX) đã kết nối với hãng thông tin kinh tế
tài chính quốc tế Bloomberg, cho phép tự động hóa
quy trình chuyển lệnh, nhập lệnh từ Bloomberg về
HNX, giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc
tìm kiếm thông tin, đặt lệnh và giao dịch trái phiếu.
Ngoài Bloomberg còn có hãng tin quốc tế lớn và
uy tín là Reuters chính thức đăng tải “Hệ thống chỉ
báo thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam” giúp
các nhà đầu tư quốc tế có cơ hội theo dõi và tìm
kiếm cơ hội đầu tư. Mới đây, tháng 1/2015, HNX bổ
sung vận hành hệ thống “chỉ số trái phiếu”, nhằm
giúp cho bức tranh thị trường trái phiếu Việt Nam
thêm rõ ràng, minh bạch hơn – yếu tố quan trọng
nhất trong quyết định đầu tư các của nhà đầu tư tài
chính quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo chuyên đề tình hình thị trường tài chính năm 2014 và định hướng
năm 2015 của Bộ Tài chính;
2. Quyết định số 261/QĐ-BTC năm 2013 của Bộ Tài chính về Lộ trình phát triển
thị trường trái phiếu đến năm 2020;
3. Tạp chí Tài chính & Đầu tư số 12-2014, “Thời điểm vàng” và niềm tin
Việt Nam.
Sau hơn 5 nămchính thức vận hành (kể từ ngày
24/9/2009), thị trường trái phiếu chính phủ của
Việt Namđã phát triểnmạnh về quymô và chất
lượng, góp phần quan trọng vào huy động vốn
cho đầu tư phát triển, củng cố uy tín và độ tín
nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính
quốc tế, tạo cơ sở thành công cho các đợt phát
hành trái phiếu quốc tế tiếp theo.