Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 62

64
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Những kinh nghiệm quý tại một số nước
Thái Lan
Là một nước nông nghiệp truyền thống với dân
số sinh sống tại nông thôn chiếm khoảng 80% dân
số cả nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững
nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chính
sách sau:
(i) Ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích
nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản thông
qua các chương trình điển hình:
- Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”:
Chương trình này trung bình 6 tháng đem lại cho
nông dân Thái Lan khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận.
- Chương trình “Quỹ Làng”: Tham gia chương
trình, mỗi làng sẽ được 1 triệu Bath từ Chính phủ để
cho dân làng vay mượn nhằm phát triển sản xuất,
nuôi trồng. Thống kê đã có trên 75.000 ngôi làng ở
Thái Lan được nhận khoản vay này.
- Chương trình “Thái Lan là bếp ăn của thế
giới”: Chương trình được triển khai nhằm khuyến
khích các nhà chế biến và nông dân có những
hành động thiết thực để kiểm soát chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cho xuất khẩu
và tiêu dùng.
(ii) Thực hiện trợ giá cho nông dân trên các
lĩnh vực nông sản chủ yếu như gạo, cao su, trái
cây... Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm
6.500Baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000 –
5.200Baht/tấn... Để thực hiện tốt chính sách này,
Chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp
phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ
việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến
tìm thị trường xuất khẩu mới.
(iii) Thực hiện chính sách công nghiệp nông thôn.
Để thực hiện chính sách này, Chính phủ Thái Lan
tập trung cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển
công nghiệp nông thôn; tập trung phát triển ngành
mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy hải
sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước...
(iv) Mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu
tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Theo đó,
Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu
cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các
cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh; đầu tư vào nghiên
cứu phát triển.
(v) Tăng cường vai trò của cá nhân và tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường
công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết
tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ
rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho
nông dân.
Hà Lan
Là một quốc gia với 1/4 diện tích lãnh thổ thấp
hơn mực nước biển, đất đai cho phát triển nông
nghiệp hiếm hoi, diện tích đất canh tác chỉ đạt mức
thấp nhất trên thế giới, khoảng 0,058ha/người, tuy
nhiên nền nông nghiệp của Hà Lan lại có một sức
sống mãnh liệt. Để đạt được điều đó, Hà Lan đã
vượt khó, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nông
nghiệp phát triển như:
(i) Triển khai chính sách “Nhập lớn, xuất lớn”.
MỘT SỐ KINHNGHIỆMVỀ PHÁT TRIỂNKINHTẾ
NÔNGNGHIỆPTRÊNTHẾGIỚI
ThS. ĐỖ THỊ KIM THU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham khảo kinh
nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới để vận dụng vào
phát triển kinh tế đất nước nói chung và khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng là
rất quan trọng đối với Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu
tổng thể ngành Nông nghiệp.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...86
Powered by FlippingBook